Cách Rèn Luyện, Phát Triển Tư Duy Phản Biện Ở Trẻ Em
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ tư duy phản biện. Đây là một trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng tác động trực tiếp đến sự phát triển tư duy, cảm xúc và nhận thức của mỗi đứa trẻ. Mặc dù tần số sử dụng cụm từ này rất phổ biến nhưng trên thực tế không phải ai cũng biết được tư duy phản biện là gì và cách giúp trẻ rèn luyện phản biện như thế nào cho hiệu quả? Cùng POPS Kids Learn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Xem nhanh
Tư duy phản biện là gì?
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về loại tư duy này. Bạn có thể hiểu đơn giản theo các chuyên gia thì tư duy phản biện (Critical thinking) là một kiểu tư duy phân tích. Theo đó, tư duy này sẽ giúp chúng ta đưa ra những giả định hay giả thiết về một vấn đề gì đó. Từ đây, bạn sẽ biết nhận định về sự việc chính xác hơn về tính đúng sai của nó.
Theo định nghĩa của Wikipedia thì đây chính là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá giúp người xem nhận định được độ chính xác tuyệt đối của vấn đề bằng cách lật lại theo một hướng suy nghĩ khác. Muốn đạt được điều đó, tư cách lập luận phải rõ ràng, logic, công bằng và chi tiết. Trong lĩnh vực Triết học thì đây là mong muốn kết hợp giữa tư duy mới và cũ trong nhận thức và hành động nhằm thúc đẩy quá trình phản biện của người khác. Dù hiểu theo cách nào thì đây cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người, giúp chúng ta có cách suy nghĩ toàn diện về mọi vấn đề.
Các loại tư duy phản biện
Hiện nay, người ta chia loại tư duy này thành 2 loại khác nhau bao gồm:
Tư duy phản biện tự điều chỉnh
Đây là loại kỹ năng tư duy xuất hiện khi bản thân trẻ đối mặt với một vấn đề nào đó mà cá nhân trẻ có được những ý kiến chủ quan. Trong nội tâm của trẻ sẽ đấu tranh tư tưởng, phản biện qua lại về vấn đề để biết được suy nghĩ đầu tiên có chính xác không. Sau quá trình liên hệ, phản biện qua lại trẻ sẽ đưa ra nhận định toàn diện và chính xác nhất về vấn đề đó. Những người có kỹ năng tư duy dạng này thường đưa ra quyết định vô cùng chính xác.
Tư duy phản biện ngoại cảnh
Tư duy dạng này thường xuất hiện trong cộng đồng. Ở đó, mỗi đứa trsẽ có tư duy và suy nghĩ khác nhau về một vấn đề nào đó. Có thể ý kiến đó không đúng với chân lý từ trước đến nay.
Quá trình tư duy ngoại cảnh bao gồm 3 bước như sau:
- Bước 1: Nhận thức vấn đề: Bước này giúp trẻ hiểu được vấn đề và những đúng sai trong vấn đề đó. Ngoài ra, trẻ còn biết được ý kiến và quan điểm của những người khác khác về vấn đề đó.
- Bước 2. Đánh giá vấn đề: Sau khi đã nhận định được ý kiến từ bản thân và người khác một cách chính xác thì trẻ sẽ cần đánh giá ý kiến nào là đúng và sai.
- Bước 3. Phản biện về vấn đề: Sau khi đã nhận thức, đánh giá thì trẻ có thể tổng hợp thông tin để đưa ra thông tin chính xác nhất, phản biện lại những ý kiến sai lệch từ người khác về vấn đề đó.
Trên đây là 3 bước cơ bản nhất để phản biện tư duy từ ngoại cảnh mà ba mẹ có thể áp dụng vào thực tế để giúp trẻ nhận định và đánh giá vấn đề một cách chính xác nhất.
Cách giúp trẻ rèn luyện, phát triển tư duy phản biện
Sau khi tìm hiểu về định nghĩa tư duy phản biện là gì và các loại tư duy dạng này hiện nay thì các bạn có thể tham khảo thêm về cách giúp trẻ rèn luyện, phát triển hình thức tư duy này trên thực tế.
Thường xuyên dành thời gian chơi với trẻ mỗi ngày
Thông qua mỗi trò chơi đơn giản, cơ bản, ba mẹ đã có thể kích thích tư duy phản biện cho con. Từ những trò chơi hàng ngày, ba mẹ chỉ cần hướng dẫn một cách đơn giản vừa đủ để con tự tư duy cách chơi. Trong quá trình chơi, ba mẹ sẽ liên tục trao đổi về những vấn đề liên quan giúp con tăng khả năng hiểu vấn đề và suy nghĩ cách giải quyết chính xác nhất.
Ví dụ: ba mẹ chơi với chơi trò xếp hình, hãy để con tự chơi, sai thì con tự sửa dần dần con sẽ chơi giỏi hơn và có phản xạ tốt hơn về nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Ba mẹ hướng dẫn hướng giải quyết vấn đề cho trẻ
Cách rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ hiệu quả mà ba mẹ không nên bỏ qua chính là hướng dẫn trẻ tự giải quyết vấn đề. Từ những việc nhỏ nhất, ba mẹ hãy để con có cơ hội giải quyết.
Khi con nhờ ba mẹ làm một việc gì đó, ba mẹ hãy hỏi bé những giải pháp mà con có thể làm để giải quyết. Sau đó hướng dẫn con làm chứ không nên làm thay. Ví dụ: Nếu con không thể mặc quần áo được thì hãy chỉ cho con cách mặc và cho con tự làm. Đây là cách cơ bản nhất giúp bé có kỹ năng này ngay từ bé.
Ba mẹ nên khuyến khích trẻ đặt nhiều câu hỏi
Khi đặt câu hỏi, tư duy của bé sẽ được cải thiện nhiều vì khi đó bé cần phải suy nghĩ, đánh giá vấn đề để tìm ra hướng giải quyết chính xác nhất. Bên cạnh đó, cách rèn luyện kỹ năng tư duy này rất đơn giản, bé vừa học được cách nói ra vấn đề vừa nâng cao kỹ năng cảnh giác trước ý kiến của người khác. Bởi vì, ý kiến đó có thể đúng hoặc sai, bé cần suy nghĩ, đánh giá và nhận định xem ý kiến đó có nên nghe theo hay không.
Đưa ra những sự lựa chọn cho trẻ
Cách rèn luyện tư duy phản biện này thường gắn với việc trẻ đặt câu hỏi. Khi đặt câu hỏi và trẻ cần đưa ra câu trả lời thì ba mẹ đừng quên đưa ra những gợi ý chính là sự lựa chọn để bé đánh giá.Cách làm này giúp bé suy nghĩ một cách độc lập, biết lường trước hậu quả của vấn đề để đưa ra quyết định chính xác hơn.
Ví dụ: Hôm nay là ngày sinh nhật của bé, hãy cho bé đi siêu thị và cho bé chọn quà sinh nhật. Cách làm này sẽ giúp bé suy nghĩ và đánh giá vấn đề thấu đáo hơn. Tư duy từ đó cũng được cải thiện dần dần.
Kích thích trẻ có một lối tư duy “mở” về vấn đề
Rèn luyện kỹ năng tư duy này cho trẻ bằng cách tạo ra một lối tư duy mở chính là bé không bị tác động bởi ý kiến của người khác nhưng khi đánh giá vấn đề không dựa trên ý kiến cá nhân. Đây là lối tư duy nhằm mang đến đến kết quả tuyệt đối chính xác dựa trên nhận thức công bằng và khách quan nhất.
Để làm được điều này, ba mẹ cần làm tấm gương để con học hỏi. Nếu ba mẹ biết cách hỗ trợ bé rèn luyện tư duy tốt thì sau này khi lớn lên sẽ cho ra đời những đứa trẻ có lối tư duy sắc bén, hiệu quả và tuyệt đối.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về tư duy phản biện cho trẻ. Đây được xem là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của một đứa trẻ trong tương lai. Vì thế, ba mẹ không nên bỏ qua những thông tin bổ ích trên đây. Hy vọng bài viết trên của POPS Kids Learn sẽ góp phần giúp ba mẹ hiểu thêm về phương pháp giúp rèn luyện tư duy cho bé hiệu quả ngay từ nhỏ.