Bảng đơn vị đo khối lượng – Lý thuyết và bài tập dành cho bé

Góc học tập -
bảng đơn vị đo khối lượng

Bảng đơn vị đo khối lượng là nội dung trọng tâm trong chương trình toán học tiểu học mà ba mẹ và các bạn nhỏ cần lưu ý. Khi nhắc đến khối lượng, bé sẽ nghĩ ngay đến các đại lượng quen thuộc như: ki-lô-gam, tấn, tạ, yến… Mặc dù các đơn vị đo khối lượng tưởng như phức tạp trong quá trình làm bài tập, nhưng bé đừng lo lắng. POPS Kids Learn sẽ giúp các bé chinh phục dạng bài tập này qua bài viết sau nhé.

Đơn vị đo lường khối lượng là gì?

Đơn vị có thể được hiểu là một đại lượng được dùng để đo lường. Đơn vị được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như: Toán học, vật lý, hóa học và các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Đơn vị đo độ dài thông dụng là ki-lô-mét, mét, xăng-ti-mét.

Ví dụ: Độ dài của cây thước là 20 xăng-ti-mét. Chiều cao trung bình của người Việt Nam là 1,68 mét.

bảng chuyển đổi đơn vị khối lượng
Đơn vị là gì? Khối lượng là gì?

Khối lượng được hiểu là lượng chất chứa trong một vật nào đó khi người ta cân được bằng dụng cụ đo lường. Khối lượng được dùng phổ biến trong việc cân nặng các sự vật trong cuộc sống.

Đơn vị tính khối lượng thông dụng trong cuộc sống là ki-lô-gam, tấn, tạ, gam.

Ví dụ: Một bao gạo có khối lượng là 20 ki-lô-gam. Một hộp sữa có khối lượng 200 gam. Một bao tải có khối lượng 1 tấn.

Cách tính khối lượng đồ vật

Nhằm giúp bé đo được khối lượng của một đồ vật bất kỳ, ta có thể làm theo những bước sau:

Bước 1: Ước lượng trọng lượng của vật để chọn cân cho phù hợp.

Bé cần xác định vật đó có hình dạng như thế nào, kích thước to hay nhỏ. Ví dụ, để đo được khối lượng cơ thể của một người, bé có thể ước lượng khối lượng của người đó tầm 50 kg. Từ đó, bé sẽ lựa chọn cân có giới hạn đo là 100 kg.

Bước 2: Thao tác tiến hành đo khối lượng vật đó.

Trường hợp: Dùng dạng cân đồng hồ.

  • Điều chỉnh vạch cân về vạch số 0 trước khi đo.
  • Đặt vật lên quả cân. Ta theo dõi hướng của kim chỉ để đọc con số chính xác.
  • Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất của đầu kim cân.
cách đổi đơn vị đo khối lượng
Hướng dẫn bé cách đo khối lượng của một vật nào đó

Giới thiệu bảng đổi đơn vị đo khối lượng

Bảng đơn vị đo khối lượng được thiết lập theo nguyên tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái sang phải. Điều đặc biệt mà bé cần lưu ý: Đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam (kg) là đơn vị trung tâm để quy đổi ra các đơn vị khác hoặc ngược lại.

bảng đơn vị đo khối lượng kg
Các bảng đơn vị đo khối lượng trong toán học mà bé cần lưu ý

Tham khảo:

Cách đọc bảng đơn vị đo khối lượng

Mỗi đơn vị đo khối lượng trong bảng sẽ đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, và liền nó.

Cụ thể các đơn vị khối lượng được gọi tên và ký hiệu như sau:

  • Đơn vị đo khối lượng Tấn – sẽ được viết là “tấn” sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Tạ – sẽ được viết là “tạ” sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Yến – sẽ được viết là “yến” sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Ki-lô-gam – sẽ được viết là “kg” sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Héc-tô-gam – sẽ được viết là “hg” sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Đề-ca-gam – sẽ được viết là “dag” sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Gam – sẽ được viết là “g” sau số khối lượng.

Để đo khối lượng của các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta thường sử dụng những đơn vị đo như: tấn, tạ, yến.

Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta thường dùng các đơn vị đo như: đề-ca-gam, héc-tô-gam.

bảng đơn vị đo khối lượng kg
Bảng đo đơn vị kg và cách đọc các đơn vị khối lượng

Cách đổi đơn vị đo khối lượng

Sau đây là các quy tắc đổi đơn vị đo khối lượng mà ba mẹ và các bé cần ghi nhớ:

Quy tắc 1: Mỗi đơn vị khối lượng sẽ bằng 1/10 đơn vị liền trước. Cách đổi đơn vị khối lượng: Khi tiến hành đổi từ đơn vị đo lớn hơn sang đơn vị đo bé hơn liền kề, thì ta sẽ nhân số đó với 10:

→ Ví dụ: 3 kg = 30 hg = 300 dag = 3000g.

Quy tắc 2: Khi tiến hành đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì ta sẽ chia số đó cho 10.

→ Ví dụ: 1000 kg = 100 yến = 10 tạ = 1 tấn.

đơn vị tính khối lượng
Cách quy đổi các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn gam

Các dạng bài tập về bảng quy đổi đơn vị đo khối lượng

Nhằm giúp các bạn nhỏ học vững hơn, POPS Kids Learn sẽ giới thiệu một số dạng bài tập về bảng chuyển đổi đơn vị khối lượng trọng tâm sau đây:

Dạng 1: Chuyển đổi các đơn vị trong bảng đo lường khối lượng

Ở dạng toán này, bé cần nắm kỹ hai quy tắc chuyển đổi đơn vị đo khối lượng mà POPS Kids Learn đã giới thiệu ở trên: Các đơn vị đo liền nhau sẽ hơn kém nhau 10 lần.

Một số ví dụ:

14 tấn = 140 tạ = 1400 yến = 14000 kg.

5 yến 3 kg = 53kg = 530 hg = 5300 dag = 53000 g

8 kg 4 dag = 80,4 hg = 804 dag = 8040 g.

Dạng 2: So sánh giữa các đơn vị trong bảng đo khối lượng

Đối với dạng bài này, bé và quý phụ huynh cần lưu ý hai điểm sau:

  • Khi tiến hành so sánh các đơn vị đo khối lượng giống nhau, ta sẽ so sánh tương tự như khi so sánh hai số tự nhiên.
  • Khi tiến hành so sánh các đơn vị đo khối lượng khác nhau, trước hết ta sẽ quy đổi về cùng một đơn vị đo. Sau đó, ta sẽ so sánh tương tự như khi so sánh hai số tự nhiên.

Ví dụ: So sánh các đơn vị đo khối lượng sau:

  • 30 kg và 25 kg
  • 10 tấn và 100 yến
  • 3 tạ 4 yến và 30kg
  • 8 yến 3 kg và 80 kg 3 hg

Đáp án:

  • 30 kg > 25 kg
  • 10 tấn = 100 yến
  • 3 tạ 4 yến = 340 kg > 30 kg
  • 8 yến 3 kg = 830 hg > 80 kg 3 hg = 803 hg

Dạng 3: Các phép tính toán học với các đơn vị đo trọng lượng

Khi làm bài tập dạng này, ba mẹ và các bé cần ghi nhớ hai điều sau:

  • Khi tiến hành thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia các đơn vị khối lượng giống nhau, ta thực hiện tương tự các phép tính trên như số tự nhiên. Sau đó, ta thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả vừa tính được.
  • Khi tiến hành thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia các đơn vị khối lượng khác nhau, trước hết ta sẽ quy đổi về cùng một đơn vị đo khối lượng. Sau đó, ta sẽ thực hiện phép tính như số tự nhiên như trên.

Một số ví dụ:

  • 2 tấn + 5 tấn = ?
  • 4 tạ + 6 yến – 10 kg = ?
  • 56 yến 3 kg – 25 kg + 3 hg = ?

Đáp án:

  • 2 tấn + 5 tấn = 7 tấn
  • 4 tạ + 6 yến – 10 kg = 400 kg + 60 kg – 10 kg = 450 kg
  • 56 yến 3 kg – 25 kg + 3 hg = 5630 hg – 250 hg + 3 hg = 5383 hg

Dạng 4: Dạng toán có lời văn liên quan đến bảng đơn vị đo trọng lượng

Đây là dạng toán trọng tâm và thường xuyên có mặt trong các bài kiểm tra trong chương trình học chính quy. Để làm tốt dạng bài này, bé cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đọc kỹ yêu cầu của đề bài, tóm tắt đề bài, ghi chú những đơn vị đo khối lượng xuất hiện.
  • Nếu khác đơn vị đo, bé cần tiến hành quy đổi về thành cùng một đơn vị đo khối lượng để thuận tiện trong việc tính toán.
  • Trình bày bài giải, thực hiện các phép tính và kết luận.

Bài tập ví dụ: Gia đình bạn Bảo có 3 người. Ba bạn Bảo cân nặng 70 kg. Mẹ bạn Bảo nhẹ hơn ba bạn Bảo 1 yến. Bạn Bảo nặng gấp rưỡi mẹ bạn Bảo. Hỏi tổng khối lượng của gia đình Bảo là bao nhiêu ki-lô-gam?

Đáp án:

1 yến = 10 kg

Cân nặng của mẹ bạn Bảo là:

70 – 10 = 60 (kg)

Cân nặng của bạn Bảo là:

60 x 3/2 = 90 (kg)

Tổng cân nặng của gia đình bạn Bảo là:

70 + 60 + 90 = 220 (kg)

Vậy tổng cân nặng của gia đình bạn Bảo là 220 kg.

bảng đo đơn vị kg
Các dạng bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng gam

Một số bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng dành cho bé tự học tại nhà

Bài 1. Bé hãy viết số thích hợp vào chỗ trống của bảng đơn vị đo khối lượng kg sau:

13 tấn… tạ… yến… kg
… tấn… tạ600 yến… kg
… tấn20 tạ… yến… kg
… tấn… tạ… yến5000 kg

Đáp án:

13 tấn130 tạ1300 yến13000 kg
6 tấn60 tạ600 yến6000 kg
2 tấn20 tạ200 yến2000 kg
5 tấn50 tạ500 yến5000 kg

Bài 2. Bé hãy viết chữ Đ trước câu trả lời đúng, hoặc viết chữ S trước câu trả lời sai:

  1. 3 tạ = 300 yến …
  2. 56 tấn 3 yến = 563 kg …
  3. 90 kg 5 hg > 9050 dag …
  4. 3 yến 6 hg < 360 dag …
  5. 5 kg 5 hg 4 dag = 5504 g …

Đáp án:

  1. S
  2. S
  3. S
  4. S
  5. Đ

Bài 3. Hãy giải các bài toán có lời văn sau:

  1. Tại một cửa hàng có 5 tấn muối.Ngày thứ nhất bán được 200 tạ muối. Ngày thứ hai bán được một nửa số muối còn lại. Hỏi cửa hàng đó sau hai ngày bán được bao nhiêu ki-lô-gam muối?
  2. Liên đội trường An Bình thu gom được 1 tấn 500kg giấy vụn. Liên đội trường Bình An thu gom được 2 tấn 500kg giấy vụn. Biết rằng cứ 2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 60,000 cuốn vở học sinh. Hỏi từ số giấy vụn mà cả hai trường đã thu gom được thì có thể sản xuất được bao nhiêu cuốn vở học sinh?
  3. Một thùng dầu cân nặng 15 kg. Sau khi dùng ½ lượng dầu ăn trong thùng thì thùng dầu còn lại cân nặng 8 kg. Hỏi thùng không có dầu cân  nặng mấy ki–lô–gam?

Đáp án:

  1. 5 tấn = 5000 kg

200 tạ = 2000 kg

Số ki-lô-gam muối mà cửa hàng đó bán được trong ngày thứ hai là:

(5000 – 2000) : 2 = 1500 (kg)

Số ki-lô-gam muối má cửa hàng đó bán được sau hai ngày bán là:

2000 + 1500 = 3500 (kg)

Vậy sau hai ngày, cửa hàng đó bán được 3500 kg muối.

  1. 1 tấn 500 kg = 1,5 tấn

2 tấn 500 kg = 2,5 tấn

Tổng số tấn giấy vụn mà cả hai trường thu gom được là:

1,5 + 2,5 = 4 (tấn)

Số cuốn vở học sinh sản xuất được từ số giấy vụn mà cả hai trường thu gom được là:

(60,000 : 2) x 4 = 120,000 (cuốn vở)

Vậy số giấy vụn mà cả hai trường thu gom được sẽ sản xuất được 120,000 cuốn vở học sinh. 

  1. Lượng dầu đã dùng là: 

15 – 8 = 7 (kg)

½ của lượng dầu đã dùng là:

7 : ½ = 14 (kg)

Cân nặng của thùng không có dầu là:

15 – 14 = 1 (kg)

Vậy cân nặng của thùng không có dầu là 1 kg.

cách đổi đơn vị khối lượng
Một số bài tập tại nhà cho bé về bảng đơn vị đo khối lượng

Bí kíp giúp bé học hiệu quả dạng bài bảng đổi đơn vị khối lượng

Nhằm giúp bé học tốt dạng bài về bảng đơn vị đo khối lượng và cách đo khối lượng đồ vật chính xác nhất, POPS Kids Learn sẽ mách một số mẹo sau:

  • Hiểu rõ các bảng đơn vị đo khối lượng và nắm các quy tắc chuyển đổi đơn vị khối lượng: Điều này rất quan trọng bởi vì đây là nền tảng trọng tâm. Ba mẹ nên hướng dẫn và giải thích cho bé nắm vững kiến thức này, thường xuyên kiểm tra kiến thức của bé nhé.
  • Áp dụng các ví dụ thực tiễn: Dạng bài tập này được vận dụng phổ biến trong đời sống nên ba mẹ hãy liên hệ thực tiễn để con hiểu rõ bản chất của bài học hơn nhé.
  • Luyện bài tập thường xuyên: Dạng bài này thường có mặt trong các bài kiểm tra trên lớp nên ba mẹ lưu ý cho con làm thật nhiều dạng bài tập để bé mau tiến bộ nhé.
đơn vị đo khối lượng
Mách ba mẹ bí quyết giúp bé học tốt dạng toán về khối lượng

Trên đây là tổng hợp các kiến thức về dạng bài tập bảng đơn vị đo khối lượng mà ba mẹ và các bé cần ghi nhớ. POPS Kids Learn hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ là tiền đề giúp bé chinh phục thành công bảng đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé và đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra sắp tới nhé.

Bình luận đã bị đóng.