Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng: Bài Tập & Lời Giải

Góc học tập -
tính chất giao hoán của phép cộng

Tính chất giao hoán của phép cộng trong Toán Tiểu học là một trong những phần kiến thức quan trọng và có tính ứng dụng cao. Để giúp bé nắm chắc phần tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4, ba mẹ và bé hãy cùng POPS Kids Learn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Lý thuyết cần nắm tính chất giao hoán của phép cộng toán lớp 4

Nói về toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép cộng, bé hãy nhớ rằng đây là tính chất đặc biệt khi mà đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì kết quả vẫn không thay đổi. Nói một cách dễ hiểu hơn là:

a + b = b + a

Bên cạnh đó, trong một phép tính cộng với tính chất giao hoán cho phép bé thực hiện phép tính cộng theo bất kỳ thứ tự nào. Do đó khi bé cộng nhiều số hạng thì có thể thực hiện tùy ý cộng con số nào trước, con số nào sau cũng được để kết quả đều như nhau.

Các dạng toán về phép cộng có tính chất giao hoán

Đối với tính giao hoán của phép cộng, các em học sinh khi học toán lớp 4 thường sẽ được làm quen và tập giải các dạng bài tập liên quan như sau:

Dạng 1: Công thức định nghĩa

Phương pháp giải: Các em học sinh phải nắm rõ kiến thức lý thuyết tính giao hoán của phép  cộng là a + b = b + a để có thể đưa ra đáp án chính xác theo đề bài đưa ra.

Ví dụ: Bạn An nói rằng “30 + 90 + 76 = 76 + 30 + 90”  thì đó là mệnh đề đúng hay sai.

Giải: Dựa vào lý thuyết của tính chất giao hoán, ta có khi đổi chỗ các số hạng của phép tổng thì kết quả tổng không thay đổi. Nên bạn An nói 30 + 90 + 76 = 76 + 30 + 90 là đúng, và kết quả 2 vế đều bằng 196.

phép cộng có tính chất giao hoán
Ví dụ về tính chất giao hoán của phép cộng

Dạng 2: Điền số còn thiếu vào chỗ trống

Phương pháp giải: Áp dụng đặc điểm tính chất giao hoán của phép cộng để bé có thể suy đoán chính xác con số còn thiếu vào chỗ chấm.

Ví dụ: 20 + 16 + 42 = 16 + … + 20

Giải: Trong phép cộng có tính chất giao hoán, suy ra ta được 20 + 16 + 42 = 16 + 42 + 20

Dạng 3: So sánh phép tính

Phương pháp giải:  Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng, bé có thể so sánh  (lớn, bé, bằng) nhanh chóng mà không cần tính kết quả.

Ví dụ: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

a. 22 + 65 + 28 … 28 + 65 + 42

b. 56 + 71 + 16 … 65 + 16 + 71

Giải:

a. 22 + 65 + 28 = 28 + 65 + 42

b. 56 + 71 + 16 < 65 + 16 + 71

Dạng 4: Giải toán có lời văn

Phương pháp giải: trước hết, các con phải đọc kỹ đề bài đưa ra nhằm biết đề ra có những dữ kiện nào và cần yêu cầu những gì. Sau đó, ba mẹ hướng dẫn trẻ áp dụng tính chất giao hoán của tổng để có thể tìm được đáp án chính xác.

Ví dụ: An gấp được tổng cộng 20 bông hoa giấy màu xanh và 10 bông hoa đỏ, Bình gấp được 10 bông hoa xanh và  20 bông hoa đỏ. Hỏi ai gấp được nhiều hoa hơn?

Giải: An và Bình đều gấp được số hoa bằng nhau, vì 20 + 10 = 10 + 20 = 30 bông hoa

Bí quyết học và ghi nhớ tính chất giao hoán phép cộng hiệu quả

Về cơ bản, bài tính chất giao hoán của phép cộng thuộc một trong các dạng Toán lớp 4 không quá khó hiểu, song là tiền để để trẻ có thể học và ghi nhớ được nhiều kiến thức nâng cao hơn của tính chất này. Do đó, để giúp trẻ có thể học toán tốt hơn và có niềm đam mê với môn học này thì ba mẹ có thể áp dụng những bí quyết sau đây:

Xây dựng nền tảng toán học vững chắc cho trẻ cùng POPS Kids Learn

Mặc dù toán học được biết đến như là một môn khoa học khô khan nhưng nó lại vô cùng quan trọng với sự phát triển tư duy não bộ của trẻ. Đó là lý do các bậc phụ huynh nên có phương pháp dạy học phù hợp để trẻ cảm thấy hứng thú trong những giờ học toán tại nhà và cả khi học trên lớp để giúp các con tiếp thu tốt và yêu thích môn học này hơn.

Thực tế hiện nay, rất nhiều ba mẹ bận rộn và không có nhiều thời gian để dạy con học tại nhà. Đó là lý do để POPS Kids Learn – ứng dụng dạy học toán tư duy ra đời. Tại POPS Kids Learn, ba mẹ sẽ có thêm một công cụ tuyệt vời để có thế giúp bé tiếp thu kiến thức mới, nắm chắc kiến thức cũ trong thời đại 4.0.

toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép cộng
Tính chất giao hoán của phép cộng là kiến thức căn bản của lớp 4 mà bé cần phải ghi nhớ

Cho bé làm bài tập về tính chất giao hoán của phép cộng dựa vào ví dụ gắn liền thực tiễn

Để giúp các em học sinh dễ dàng hình dung và tiếp thu tốt hơn về tính giao hoán trong phép cộng, phụ huynh nên lấy các ví dụ gần gũi, thân thuộc với bé ví dụ như dùng những đồ vật, vật dụng trong nhà hay có xung quanh làm công cụ hỗ trợ học tập. 

Ví dụ: lấy 7 quả cam +  3 quả chanh kết quả cũng sẽ bằng 3 quả chanh với 7 quả cam vì tổng cộng đều là 10 quả.

Ba mẹ lưu ý khi lấy ví dụ càng thực tiễn, càng gần gũi thì sẽ không chỉ giúp bé dễ dàng hình dung mà trẻ cũng sẽ thấy dễ hiểu bài hơn. Nhờ đó, các bé sẽ ghi nhớ lâu hơn kiến thức toán học thay vì chỉ học lý thuyết trên sách vở.

Cùng bé thực hành, luyện tập bài tập tính chất giao hoán của phép cộng nhiều

Học luôn đi đôi với hành. Nếu ba mẹ chỉ cho bé học thuộc lý thuyết mà không thực hành thì rất nhanh chóng quên. Vì thế, ba mẹ cần tạo mọi điều kiện để con trẻ được thực hành và luyện tập nhiều nhất có thể.

Việc thực hành thường xuyên và liên tục có thể bắt đầu từ những hoạt động cùng bé như: làm nhiều bài tập ba mẹ đặt các câu hỏi liên quan để kiểm tra mức độ ghi nhớ kiến thức của bé, lòng ghép các trò chơi về toán học, cho bé tập giải câu đố, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức nâng cao,…

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa

Bài 1: Nêu kết quả tính:

a) 469 + 379 = 848

379 + 469 = …..

b) 6589 + 2876 = 9465

2876 + 6589 = …..

c) 4268 + 760 = 5028

760 + 4268 = …..

Phương pháp giải:

Để giải bài toán này, bé hãy áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng và lưu ý rằng khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng của chúng không đổi.

a + b = b + a

Đáp án:

a) 469 + 379 = 848

379 + 469 = 848

b) 6589 + 2876 = 9465

2876 + 6589 = 9465

c) 4268 + 760 = 5028

760 + 4268 = 5028

Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

a) 48 + 10 = 10 + ….

600 + 297 = ….. + 600

…. + 88 = 88 + 170

b) m + n = n + ….

84 + 10 = …. + 84

a + 0 = …. + a = …..

Phương pháp giải:

Để giải các bài toán này, bé hãy áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng đó là nếu đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng vẫn không đổi.

a + b = b + a

Đáp án:

Các em điền như sau:

a) 48 + 10 = 10 + 48

600 + 297 = 297 + 600

170 + 88 = 88 + 170

b) m + n = n + m

84 + 10 = 10 + 84

a + 0 = 0 + a = a

Bài 3: So sánh các biểu thức sau:

a) 2970 + 4017 …. 4017 + 1975

2975 + 4017 …. 4017 + 3000

2975 + 4017 …. 4017 + 2900

b) 8264 + 927 …. 927 + 8300

8264 + 927 …. 900 + 8264

8264 + 927 …. 927 + 8264

Phương pháp giải:

Đê giải bài toán này thì bé áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng đó là khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng nó không đổi.

a + b = b + a

– Nếu b > c thì a + b > a + c.

– Nếu b < c thì a + b < a +c.

Đáp án:

a) 2970 + 4017 = 4017 + 1975

2975 + 4017 < 4017 + 3000

2975 + 4017 > 4017 + 2900

b) 8264 + 927 < 927 + 8300

8264 + 927 > 900 + 8264

8264 + 927 = 927 + 8264

Một số bài tập về tính giao hoán phép cộng để bé luyện tập

Dưới đây, POPS Kids Learn sẽ gợi ý bé  một số bài tập liên quan về tính chất giao hoán của phép cộng để phụ huynh có thể cho bé tự luyện tại nhà:

Bài 1: Nêu kết quả tính:

a) 468 + 370 = 847

370 + 468 = …..

b) 6509 + 2876 = 9385

2876 + 6509 = …..

c) 4268 + 76 = 4344

76 + 4268 = …..

Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

a) 48 + 12 = 12 + …..

65 + 297 = ….. + 65

…. + 89 = 89 + 177

b) m + n = n + ….

84 + 0 = …. + 84

a + 0 = …. + a = …..

Bài 3: So sánh các biểu thức sau:

a) 2975 + 4017 …. 4017 + 2975

2975 + 4017 …. 4017 + 3000

2975 + 4017 …. 4017 + 290

b) 8264 + 927 …. 927 + 8300

8264 + 927 …. 900 + 8264

8264 + 927 …. 927 + 8264

Bài 4: Lan nói: “78964+9<9+78964“. Đúng hay sai?

Bài 5: Cho biểu thức: (699750+70)+147563 Tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức đã cho.

Bài 6: Bình gấp được 450 con hạc giấy màu đỏ, 219 con hạc màu xanh. Nam cũng gấp được 210 con hạc màu xanh vả 450 con hạc giấy màu đỏ. Hỏi ai gấp được nhiều hạc giấy hơn?

Trên đây là những kiến thức cơ bản toán về tính chất giao hoán của phép cộng kèm bài tập cho bé tự luyện tập ở nhà. Hi vọng qua bài viết này ba mẹ có thể giúp bé yêu nhà mình nắm vững kiến thức căn bản, từ đó tạo tiền đề cho các kiến thức nâng cao hơn.

Bình luận đã bị đóng.