Các dạng toán lớp 4 thường gặp và hướng dẫn giải cho bé

Góc học tập -
các dạng toán lớp 4

Toán lớp 4 được biết đến là một chương trình học nặng hơn rất nhiều so với toán lớp 3. Vì vậy nếu nắm chắc các dạng toán lớp 4 thì khi lên lớp 5 sẽ rất nhẹ nhàng cho các bé. Trong bài viết này, POPS Kids Learn sẽ giúp ba mẹ tổng hợp các dạng toán cơ bản lớp 4 và cách giải để giúp các bé học vững kiến thức môn toán hơn. Cùng tham khảo nhé!

Tổng hợp các dạng toán cơ bản lớp 4

Các bài toán lớp 4 và cách giải là một trong những nội dung được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Dưới đây là các dạng toán lớp 4 thường gặp cho ba mẹ và bé tham khảo. 

Các dạng toán lớp 4 kì 1: Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó

Công thức chung:

  • Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 = Tổng – số bé
  • Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 = Tổng – số lớn

Ví dụ các dạng bài toán lớp 4: Tìm 2 số biết tổng là 24 và hiệu của 2 số đó là 6 

Bài giải: 

Số lớn phải tìm là: (24 + 6) : 2 = 15

Số bé phải tìm là: (24 – 6) : 2 = 9

Tham khảo:

Các dạng toán lớp 4 và phương pháp giải: Tìm 2 số khi biết tổng – tỉ và hiệu – tỉ

Các bước làm bài:

  • Bước 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt theo đề bài
  • Bước 2: 

Tính tổng số phần bằng nhau khi biết tổng,

Tính hiệu số phần bằng nhau khi biết hiệu

  • Bước 3: Công thức tính

Hướng dẫn giải các dạng toán cơ bản lớp 4 cho tổng 2 số: 

  • Số thứ nhất = (Tổng : tổng số phần bằng nhau) x số phần của số thứ nhất
  • Số thứ hai = (Tổng : tổng số phần bằng nhau) x số phần của số thứ hai = Tổng – số thứ nhất

Cách giải cho hiệu 2 số:

  • Số thứ nhất = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) x số phần của số thứ nhất
  • Số thứ hai = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) x số phần của số thứ hai = Tổng – số thứ nhất.
các dạng toán cơ bản lớp 4 và cách giải
Bài toán về tổng – tỉ là một trong những nội dung quan trọng đối với học sinh lớp 4 

Ví dụ 1 các dạng toán lớp 4 có đáp án: Năm nay, bố gấp bé An 4 lần về số tuổi. Vào 3 năm trước, số tuổi của bố nhiều hơn số tuổi của bé An là 27. Hỏi năm nay bố bao nhiêu tuổi? Bé An bao nhiêu tuổi?

Giải: 

Hiệu số tuổi của 2 bố con sẽ không bao giờ đổi. Vì con tăng bao nhiêu tuổi thì tuổi bố cũng tăng bấy nhiêu tuổi.

Tuổi bố gấp 4 lần con nên hiệu số phần bằng nhau là 3 phần.

Số tuổi của con cần tìm là: 27 : 3 x 1 = 9 (tuổi)

Số tuổi của bố cần tìm là: 27 : 3 x 4 = 36 (tuổi)

Ví dụ 2: tổng số tuổi của 2 bố con là 55 tuổi. Tuổi bố hơn 4 lần tuổi con. Hỏi tuổi của mỗi người là bao nhiêu?

Cách giải các dạng toán lớp 4 về tổng 2 số: 

Ta có: tuổi bố gấp 4 lần tuổi con nên tổng số phần bằng nhau là 5

Số tuổi của con là: 55 : 5 = 11 (tuổi)

Số tuổi bố là: 55 : 5 x 4 = 44 (tuổi)

Các dạng bài tập toán lớp 4 có lời giải: tìm trung bình cộng

Nằm trong nội dung các dạng toán lớp 4 học kì 1, tìm trung bình cộng có công thức chung là: Trung bình cộng = (Số thứ 1 + Số thứ 2 +…+ Số thứ n) : n.

các dạng toán lớp 4 thường gặp
Dạng toán về trung bình cộng lớp 4 mà bé cần nắm

Ví dụ các dạng bài tập toán lớp 4 học kì 1 về trung bình cộng: Tìm trung bình cộng của 3 số: 37, 20 và 20

Giải: Trung bình cộng của 3 số là: (37 + 20 + 21) : 3 = 26

Các dạng toán lớp 4 giữa học kì 1: bài tập đọc – viết – cấu tạo số tự nhiên

Đây là một trong các dạng toán lớp 4 cơ bản nằm trong các dạng toán lớp 4 học kì 2 và là nội dung vô cùng quan trọng mà các em học sinh không được bỏ qua. Khác với chương trình lớp dưới, khi học đến các dạng toán lớp 4 kì 2 với phần cấu tạo số tự nhiên, bé sẽ tập đọc và viết các chữ số lên đến hàng nghìn:

  • Lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm
  • Lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn
  • Lớp triệu gồm: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu

Tỉ lệ bản đồ

Lý thuyết cần nhớ:

  • Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách đo trên bản đồ so với khoảng cách ngoài thực tế.
  • Muốn tìm độ dài thật ngoài thực tế,  bé lấy độ dài thu nhỏ trên bản đồ và nhân cho mẫu số tỉ lệ bản đồ.
  • Muốn tính độ dài trên bản đồ, sau khi bé đã đổi về cùng một đơn vị đo với chiều dài thu nhỏ cần tìm, bé lấy độ dài thật sau đó là chia cho mẫu số của tỉ lệ bản đồ.
  • Muốn tính tỉ lệ bản đồ, sau khi đã đổi về cùng đơn vị đo bé lấy độ dài thu nhỏ trên bản đồ và chia cho độ dài thực tế.

Ví dụ về các bài toán ứng dụng tỉ lệ bản đồ

Ví dụ 1: Trên bản đồ ghi tỉ lệ 1 : 2000 khoảng cách giữa 2 điểm M và N là 5 cm. Em hãy tính khoảng cách 2 điểm đó ngoài thực tế.

Giải:

Khoảng cách giữa hai điểm M và N ngoài thực tế là:

5 x 2000 = 10 000 (cm) = 100 (m)

Đáp số: 100 m

Ví dụ 2: Khoảng cách giữa hai tỉnh trên bản đồ đo được từ Bắc Giang và Hà Nội là 65km. Trên bản đồ ghi tỉ lệ 1 : 100000 thì khoảng cách giữa 2 tỉnh này dài bao nhiêu xăng ti mét.

Lời giải:

Đổi: 65 km = 6500000 cm

Khoảng cách giữa hai tỉnh theo bản đồ tỉ lệ 1 : 100000:

6500000 : 100 000 = 65 (cm)

Đáp số: 65 cm

Ví dụ 3: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200 chiều dàicủa một thửa ruộng hình chữ nhật là 8cm, chiều rộng là 5 cm. Tính diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật đó ngoài thực tế.

Giải:

Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật ngoài thực tế là:

8 x 200 = 1600 (cm) = 16 (m)

Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật ngoài thực tế là:

5 x 200 = 1000 (cm )= 10 (m)

Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là: 16 x 10 = 160 (m2)

Đáp số: 160m2

Bài tập về tính và tìm thành phần chưa biết của phép tính

Dạng bài: Tìm x

Nguyên tắc:

  • Muốn tìm một số hạng chưa biết, ta lấy tổng và trừ đi số hạng đã biết
  • Muốn tìm một thừa số chưa biết, ta lấy tích và trừ đi thừa số đã biết
  • Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ và trừ đi hiệu
  • Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ
  • Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia
  • Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương
  • Trong một bài toán chia có số dư, muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia cộng số dư
  • Trong bài toán chia có số dư, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia trừ cho số dư rồi chia cho thương

Lưu ý: 

  • Trong biểu thức có cả phép cộng – trừ và phép nhân – chia, ta phải làm nhân chia trước, cộng trừ sau
  • Trong biểu thức chỉ có phép cộng – trừ hoặc phép nhân – chia, ta làm trừ trái sang phải
  • Trong biểu thức có dấu ngoặc, ta là trong ngoặc trước và theo thứ tự: () → [] → {}

Ví dụ: Tìm X 

(10 + X) x 6 – 2 = 358

(10 + X) x 6 = 358 +2

(10 + X) x 6 = 360

(10 + X) = 360/6

10 + X = 60 => X = 50

Dạng bài: Đặt tính rồi tính

Nguyên tắc: Đặt các thành phần của phép tính thẳng cột với nhau. Hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị, hàng chục thẳng với hàng chục

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 45672 + 90234

   45672

+

   90234

 135906

Bài tập về đổi đơn vị đo đại lượng

Nguyên tắc:

Khối lượng 

  • Lần lượt từ lớn đến bé: Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g 
  • Quy đổi: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg = 10000 hg = 100000 dag = 1000000g

Độ dài: 

  • Lần lượt từ lớn đến bé: Km, hm, dam, m, dm, cm, mm 
  • Quy đổi: 1 km = 10 hm = 100 dam = 1000m = 10000 dm = 100000 cm = 1000000mm

Diện tích: 

  • Lần lượt từ lớn đến bé: m2, dm2, cm2 
  • Quy đổi: 1 km2 = 100 hm2 = 10000 dam2 = 100000m2 = 1000000 dm2 = 10000000 cm2 = 100000000mm2

Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

1 tấn = … tạ;

2 tấn 2 tạ = … tạ;

4 tấn 7 kg = …. kg;

Giải:

1 tấn = 10 tạ;

2 tấn 2 tạ = 22 tạ;

4 tấn 7 kg = 4007 kg;

Bài tập về tính chu vi và diện tích

Công thức tính chu vi: 

  • Hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông: Tổng độ dài các cạnh
  • Hình tròn: 3,14 x Đường kính = 3,14 x 2 x Bán kính

Công thức tính diện tích

  • Hình vuông: Độ dài một cạnh nhân với chính nó
  • Hình chữ nhật: Tích chiều dài nhân nhiều rộng
  • Hình tam giác: Độ dài đáy nhân chiều cao chia 2
  • Hình thang: (đáy lớn + đáy bé) x chiều cao : 2
  • Hình tròn: Bán kính x bán kính x 3,14 = 4 đường kính x đường kính x 314
  • Hình bình hành: Độ dài đáy nhân chiều cao
  • Hình thoi: Tích 2 đường chéo

Ví dụ: Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 12 cm và chiều rộng 8 cm.

Chu vi: (12 + 8) x 2 = 40 (cm)

Diện tích: 12 x 8 = 96 (cm2)

Đáp số: 40 cm

             96 cm2

Bài tập về các phép tính

Ví dụ: Tính bằng hai cách 145 x (57+ 43)

Cách 1: 145 x (57+ 43) = 145 x 100 = 14500

Cách 2: 145 x (57+ 43) = 145 x 57+ 145 x 43 = 8265 + 6235 = 14500

Bài tập về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

Nguyên tắc:

  • Các số chia hết cho 2 là những số có chữ số tận cùng gồm: 2, 4, 6, 8, 0
  • Chia hết cho 5 là những số có chữ số tận cùng gồm số 0 và 5
  • Chia hết cho 2 và 5 là những số có chữ số tận cùng là số 0
  • Chia hết cho 3 là những số có tổng các chữ số chia hết cho 3
  • Chia hết cho 9 những số có tổng các chữ số chia hết cho 9
  • Đặc biệt: số chia hết cho 9 sẽ chia hết cho 3, tuy nhiên số chia hết cho 3 thì chưa chắc đã chia hết cho 9

Ví dụ: Tìm chữ số ở hàng đơn vị thích hợp điền vào ô trống để được:

a) 14… chia hết cho 3;

b) 5…0 chia hết 9;

c) 42… chia hết cho cả 3 và 5;

d) 74… chia hết cho cả 2 và 3;

Giải: 

1 + 4 = 5. Số chia hết cho 3 khi và chỉ khi tổng nó chia hết cho 3. Suy ra số điền vào chỗ trống ở hàng đơn vị là 1 ( 1 + 4 + 5)

5 + 0 = 4. Số chia hết cho 9 khi tổng nó chia hết cho 9. Suy ra số điền vào chỗ trống số 5 để được tổng là 9 (5 + 4 + 0)

4 + 2 = 6 nên thỏa mãn chia hết cho 3. Để số này chia hết cho 5 thì tận cùng sẽ phải là số 0 thì mới phù hợp.

7 + 4 = 12 nên thỏa chia hết cho 3. Để số này chia hết cho 2 thì tận cùng sẽ phải là số 0 thì mới phù hợp.

Bài tập về phân số

Rút gọn phân số

Quy tắc chung: chia cả tử và mẫu của phân số đó cho các số phù hợp để được phân số tối giản nhất.

Tìm phân số của một số

Ví dụ: Bố năm nay 49 tuổi, tuổi con bằng 2/7 tuổi bố. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi?

Giải: Ta có tuổi con bằng 2/7 tuổi bố suy ra tuổi mẹ sẽ là 7 phần còn tuổi con 2 phần

Tuổi con năm nay là: 49 : 7 x 2 = 15 (tuổi)

Đáp số: 15 tuổi

Bài toán về tỉ số

Quy tắc chung: Để tính tỷ số giữa 2 số, ta lấy một số chia cho số còn lại. Sau đó rút gọn phân số đến mức tối giản

Ví dụ: Tính tỉ số giữa 27 và 51

27 : 51 c = 2751 = 917.

các bài toán lớp 4 và cách giải
Cho bé làm thêm thật nhiều bài tập toán để bé nhớ lý thuyết được lâu hơn

Bài tập vận dụng và hướng dẫn giải các dạng toán cơ bản lớp 4

Bài 1: Viết các số sau:

a/ Hai trăm linh tư nghìn: ……………………………………………………………………

b/ Một triệu tám trăm bốn mươi hai nghìn hai trăm:………………………………………

c/ Ba trăm linh bốn triệu không nghìn sáu trăm sáu mươi sáu:……………………………..

Hướng dẫn:

a/ 204000

b/ 1842200

c/ 3040666

Bài 2. Tìm x:

a/ x + 466788 = 9867654

b/ x – 23335 = 9856

c/ 293376 + x = 986392

d/ y × 124 = 44872

e/ X : 633 = 2345

g/ 212 552 : x = 326

h/ 40000 – x =3846

i/ (x + 1233) – 1978 = 9876

Hướng dẫn:

Bài 1. Tìm x:

a/ x + 466788 = 9867654

x  =  9867654 – 466788

x   =  9400866

b/ x – 23335 = 9856

x  =  9856 + 23335

x = 33191

c/ 293376 + x = 986392

x  = 986392 – 293376

x  = 693016

d/ y × 2 = 44872

y = 44872 : 2

y  = 22436

e/ X : 633 = 2345

x  = 2345 x 633

x  = 1484385

g/ 212 552 : x = 326

x  = 212552 : 326

x  = 652

h/ 40000 – x =3846

x  = 40000 – 3846

x  = 36154

i/ (x + 1233) – 1978 = 9875

x + 1233 = 9875 – 1978

x + 1233 = 7897

x = 7897 -1233

x = 6664

Bài 3. Nhà bác Tâm thu hoạch được 12 487 kg lúa, nhà bác An thu hoạch được ít hơn nhà bác Tâm 563 kg lúa. Hỏi cả hai bác thu hoạch tổng cộng được bao nhiêu kg lúa?

Đáp án: 12 487 + 563 = 24411(kg)

Bài 4. Kho lúa thứ nhất chứa 1243 tấn lúa, kho thứ hai chứa số lúa gấp đôi kho thứ nhất. Hỏi tổng cả hai kho có tất cả bao nhiêu tấn lúa?

Đáp án: 1243 x 2 = 3729 (tấn)

Bài 5. Kho lúa nhà A chứa 3245 tấn thóc, kho nhà B chứa số lúa bằng 1/2 kho A. Hỏi các hai kho lúa có tất cả bao nhiêu tấn lúa?

Đáp án: Số lúa kho B có là: 3245 / 2 = 1622.5 (tấn)

Tổng số tấn lúa cả 2 kho có là: 3245 + 1622.5  = 4867.5 (tấn)

Bài 6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a/ 1 tấn = ……tạ;

b/ 2 tấn 3 tạ = ………tạ;

c/ 4 tấn 6 kg = ……kg;

d/ 5 tạ 17 kg =…..kg

Hướng dẫn:

a/ 1 tấn = 10 tạ;

b/ 2 tấn 3 tạ = 23 tạ;

c/ 4 tấn 6 kg = 1006 kg;

d/ 5 tạ 17 kg = 517kg

Bài 7. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a/ 20000 kg = ……tạ;

b/ 12000 tạ = ……tấn;

c/ 45000 g = .…kg

d/ 23000kg = ….tấn

e/ 3456 kg = ……tấn…….kg;

g/ 1929 g = …….kg ….. g;

Hướng dẫn giải:

a/ 20000 kg = 200 tạ;

b/ 12000 tạ = 1200 tấn;

c/ 45000 g = 45 kg;

d/ 23000kg = 23 tấn

e/ 3456 kg = 3 tấn 456 kg;

g/ 1929 g = 1 kg 929 g;

Bài 8: So sánh các đại lượng sau

a) 3kg 50g … 3050g

b) 4h 36 phút … 5425 giây

c) 8km 7dam … 2484 m

d) 3 năm … 48 tháng

e) 875m … 46hm

f) 12km 750dam … 12750m

g) 3 năm 18 tháng … 60 tháng

h) 7 tấn 6 tạ 54 yến … 28470 kg

Hướng dẫn:

a) 3kg 50g = 3050g

b) 4 giờ 36 phút  > 5425 giây

c) 8km 7dam > 2484 m

d) 3 năm < 48 tháng

e) 875m < 46hm

f) 12km 750dam = 12750m

g) 3 năm 18 tháng < 60 tháng

h) 7 tấn 6 tạ 54 yến < 28470 kg

Bài 9. Tổng của hai số là 48. Hiệu của hai số là 12. Tìm hai số đó.

Hướng dẫn: Số bé là:

(48 – 12) : 2 = 18

Số lớn là:

48 – 18 = 30

Đáp số : Số lớn: 30.

Số bé: 18.

Bài 10. Tổng của hai số là 36. Hiệu của hai số là 18. Tìm hai số đó.

Hướng dẫn: 

Số bé là :

(36 − 18) : 2 = 9

Số lớn là:

9 + 18 = 27

Vậy 2 số phải tìm là: 9; 27

Bài 11. Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 50. Bố hơn con 28 tuổi. Tính tuổi của mỗi người.

Hướng dẫn: 

Tuổi bố là

(50 + 28) : 2 = 39 (tuổi)

Tuổi con là:

50 – 39 = 11 (tuổi)

Đáp số: Tuổi bố: 39 tuổi

Tuổi con: 11 tuổi

>>> Tham khảo: “Tổng hợp kiến thức hình học lớp 4 và các dạng bài tập

Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp các dạng toán lớp 4 thường gặp nhất cho ba mẹ và các em học sinh tham khảo. Hy vọng những kiến thức về các dạng toán lớp 4 thường gặp và các bài tập mà POPS Kids Learn chia sẻ sẽ trở thành bí kíp giúp các bé học toán lớp 4 thật tốt.

các dạng toán lớp 4 học kì 2
Các ba mẹ có thể tham khảo thêm khoá học Toán tư duy tương tác lớp 4 cho bé tại POPS Kids Learn nhé! 

Với phương pháp học CPA (Concrete – Pictorial – Abstract) hiện đại mang ý nghĩa Thực tiễn – Hình ảnh – Khái quát, Toán tư duy lồng ghép các hoạt động, trò chơi thực tiễn có tính tương tác cao giúp hiểu sâu, nhớ lâu và kích thích niềm đam mê Toán học.

Bình luận đã bị đóng.