Dạy Trẻ Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân Như Thế Nào?
Ba mẹ có biết rằng dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân là việc làm quan trọng và không thể thiếu trong quá trình nuôi dạy con trẻ? Lý do đơn giản là theo thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc con sẽ rời xa vòng tay ba mẹ để tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau. Trong đó, có rất nhiều sự cố ngoài ý muốn có thể xảy ra bất cứ lúc nào với trẻ như: bị bạn bè bắt nạt, bị lạc đường, bị người xấu dụ dỗ bắt cóc,… mà ba mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh để bảo vệ con 24/24h. Bởi vậy, việc dạy trẻ biết cách tự vệ cũng như nhận thức về những mối nguy hiểm sẽ là hành trang vững chắc khi con chập chững bước vào đời.
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các kỹ năng cụ thể cũng như những lưu ý trong quá trình dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân để ba mẹ tham khảo.
Xem nhanh
- Như thế nào là kỹ năng tự bảo vệ bản thân?
- Lý do ba mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ nhỏ
- Những kỹ năng bảo vệ bản thân mà bé nào cũng cần phải thuộc lòng
- 1. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ
- 2. Dạy trẻ bảo vệ các bộ phận riêng tư
- 3. Dạy con tôn trọng cơ thể của người khác
- 4. Kiến thức an toàn giao thông
- 5. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
- 6. Kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn
- 7. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc
- 8. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi sử dụng Internet
- Khi dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân ba mẹ cần lưu ý gì?
Như thế nào là kỹ năng tự bảo vệ bản thân?
Kỹ năng bảo vệ bản thân là kỹ năng giúp trẻ có thể bình tĩnh, giữ vững tâm lý để đưa ra những cách giải quyết đúng đắn, phù hợp đảm bảo an toàn cho mình khi rơi các tình huống nguy hiểm. Đây là kỹ năng này vô cùng cần thiết cho các bé độ tuổi từ mầm non trở đi – độ tuổi thích tò mò và khám phá mọi thứ xung quanh chưa nhận thức được hết sự nguy hiểm.
Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân là giúp con mở rộng những hiểu biết về những sự việc, mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh và chỉ cách để trẻ tự bảo vệ mình an toàn trước những tình huống đó.
Lý do ba mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ nhỏ
Dưới đây là những lý do mà ba mẹ nên trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ:
- Giai đoạn đầu đời từ 3 đến 12 tuổi, bé dễ gặp phải nguy hiểm nhất bởi ở lứa tuổi này con đã đi học và rất thích tự khám phá mọi thứ xung quanh
- Trẻ em là tờ giấy trắng nên chưa có nhiều kỹ năng để xử lý các tình huống khi bản thân gặp nguy hiểm
- Môi trường sống ngày càng phức tạp, nhất là ở thành phố và những tình huống không ngờ tới có thể xảy ra bất cứ lúc nào chỉ sau 1 phút lơ là của ba mẹ
- Theo số liệu thống kê, số trẻ em bị xâm hại, lạm dụng tình dục, bắt cóc,… đang có dấu hiệu tăng cao trong những năm gần đây
- Hầu hết trẻ rơi vào tình huống nguy hiểm hoặc không biết cách thoát khỏi sự hiểm nguy là do chưa được trang bị những kỹ năng tự bảo thân
Những kỹ năng bảo vệ bản thân mà bé nào cũng cần phải thuộc lòng
Khi trẻ bước vào giai đoạn thích tìm tòi mọi thứ, khoảng chừng từ 2 tuổi là mẹ đã có thể bắt đầu dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp ba mẹ biết cần dạy con những gì và hướng dẫn con như thế nào để bé biết tự bảo vệ mình.
1. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể đi theo người lạ nếu được cho bánh kẹo, đồ chơi mà bé thích. Vì thế, việc đầu tiên là ba mẹ hãy dặn trẻ tuyệt đối không được đi theo bất kì người lạ nào. Mẹ hãy lặp đi lặp lại lời dặn này nhiều lần và thỉnh thoảng kiểm tra bé. Nếu có thể, ba mẹ hãy nhờ người thân dựng tình huống giả định cho bé kẹo hoặc đồ chơi rồi dẫn bé đến chỗ mẹ để xem phản ứng của con ra sao. Đôi khi, nếu chỉ dạy một lần, bé còn nhỏ và ham chơi sẽ không nhớ lời mẹ dặn.
Đối với những bé đã đi học và ba mẹ thường xuyên đón muộn, hãy dặn trẻ luôn đợi ba mẹ ở trong khuôn viên trường hoặc ngồi ở phòng học có thầy, cô giáo. Mẹ cũng nên hướng dẫn cho bé nhớ những người có thể tin cậy và giúp đỡ như chú bảo vệ, chú công an,.. để bé biết.
2. Dạy trẻ bảo vệ các bộ phận riêng tư
Có một thực tế là việc giáo dục sinh lý ở trẻ nhỏ chưa được phụ huynh Việt Nam quan tâm nhiều như các nước phương Tây. Bên cạnh đó, trong thời buổi hiện nay trẻ được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như smartphone, máy tính, tivi,… từ rất sớm, điều này dẫn đến hệ lụy đó là đầu óc non nớt của trẻ có thể bị “đầu độc” bởi những nội dung độc hại. Vì vậy, tốt hơn hết ba mẹ nên là người thầy đầu tiên của con mình.
Biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân đó là mẹ nên tập cho bé gọi tên các bộ phận trên cơ thể và nói về chúng từ rất sớm. Ít nhất dạy con những từ ngữ và tầm quan trọng của các bộ phận đặc biệt. Đây là việc ba mẹ nên ưu tiên khi bắt đầu việc dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân.
Ngoại trừ ba mẹ, ông bà khi giúp trẻ tắm rửa hoặc bác sĩ khi thăm khám cho trẻ, còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể, đặc biệt là những vùng nhạy cảm… Đặc biệt, bé nên hạn chế để người thân khác giới tắm rửa hay sờ, chạm vào những vùng nhạy cảm của con, kể cả bé gái lẫn bé trai. Đây là kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân mà con không được quên cho đến khi trưởng thành.
Bên cạnh đó, mẹ hãy lồng ghép cách dạy trẻ phòng chống xâm hại trong các hoạt động hàng ngày khi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Ví dụ như nói bé biết về các bộ phận cơ thể khi tắm cho bé đồng thời dạy trẻ không ai được chạm vào vùng kín của con và không ai có quyền yêu cầu con chạm vào vùng kín của người khác. Ba mẹ đừng quên lạm dụng tình dục trẻ em thường bắt đầu bằng việc thủ phạm yêu cầu đứa trẻ tự chạm vào họ hoặc của người khác.
3. Dạy con tôn trọng cơ thể của người khác
Điều này có nghĩa là nếu con muốn chạm vào người khác, kể cả với những người thân trong nhà với các cử chỉ như nắm tay, ôm… thì cần phải học cách xin phép. Và nếu như người đó nói “không”, trẻ cần phải tôn trọng, thực hiện theo quyết định của đối phương. Ba mẹ hãy nhớ dạy con tôn trọng cơ thể người khác cũng chính là đang dạy con tôn trọng cơ thể của chính mình.
4. Kiến thức an toàn giao thông
Ngoài các kỹ năng sống phòng chống xâm hại trước người lạ thì việc trẻ tự bảo vệ bản thân mình khi ra đường cũng là một kỹ năng quan trọng khi tham gia vào xã hội. Theo đó, ba mẹ nên giúp con hiểu quy tắc của một số loại biển báo cơ bản, những biển báo nào cấm, vạch nào dành cho người đi bộ qua đường, các quy tắc của đèn giao thông trên đường bé bắt buộc phải nhớ: đèn xanh xe chạy, đèn đỏ dừng xe,…
5. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
Khi gặp nguy hiểm, con cần biết cách la hét, kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Sự bình tĩnh và thái độ quyết liệt của con đối với kẻ xấu chính là một trong những kỹ năng sống cho bé vào lúc nguy hiểm cận kề! Hãy dặn trẻ la hoặc khóc lớn khi bị người lạ kéo, bắt, dẫn đi để lôi kéo sự chú ý từ mọi người xung quanh..
6. Kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn
Ba mẹ đừng quên dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn. Để làm tốt vấn đề này, ba mẹ hãy tạo ra các tình huống giả định tại nhà, chung cư,… và chỉ bé sẽ phải làm gì khi có hỏa hoạn. Hãy dặn dò bé không được hoảng loạn, tránh xa khói, lửa, các vật dụng dễ gây cháy nổ,.. Có thể những đám cháy sẽ được chữa cháy nhanh chóng nhưng trẻ cần biết để được cứu hộ kịp thời và tránh những thương tích trên người con.
Theo các nhà khoa học thì trẻ hiểu được 10% những gì nghe được; 40% những gì nhìn thấy; 60% khi con tự nhắc lại (nói) và tới 90% khi trẻ vừa nói vừa làm. Do vậy, tình huống giả định lúc này là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được những kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi mắc kẹt trong đám cháy.
7. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc
Với sự hiếu động vốn có, nếu đi vào chỗ đông người như: siêu thị, khu vui chơi, trung tâm thương mại,… trẻ rất dễ lạc ba mẹ. Vậy nên, ba mẹ nên dạy bé nhớ thêm những việc cần làm khi bị lạc ví dụ như: số điện thoại ba mẹ, ông bà? Địa chỉ nhà hoặc tên tòa nhà, chung cư đang ở? Nếu gặp người lạ có ý định đưa con đi thì con nên làm gì?…
Tuy nhiên, khi đang hoảng sợ vì lạc ba mẹ, không phải đứa trẻ nào cũng đủ bình tĩnh để nhớ ra những thông tin quan trọng này. Bởi vậy, tốt hơn hết khi ra ngoài ba mẹ nên cho trẻ mang theo mảnh giấy ghi thông tin liên lạc để trong ba lô, túi áo con phòng trường hợp khẩn cấp.
8. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi sử dụng Internet
Việc trẻ em tiếp xúc và sử dụng Internet là điều hết sức bình thường và cần thiết để con theo kịp thời đại. Tuy nhiên, những cạm bẫy vô hình từ Internet càng ngày càng nhiều, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải chú ý hơn đến sự an toàn của con trẻ trên mạng. Để giúp bảo vệ trẻ khỏi ảnh hưởng xấu từ internet, ba mẹ có thể tham khảo các nguyên tắc sau:
- Bảo mật thông tin cá nhân: không cho bé tự ý công khai thông tin cá nhân, không gặp gỡ người lạ trên mạng xã hội, không dùng chung mật khẩu.
- Quy định rõ ràng về thời gian sử dụng Internet: hãy cho con một thời gian biểu rõ ràng, trong đó ghi rõ thời gian con được cầm điện thoại, máy tính là bao nhiêu giờ, để làm gì,… và ba mẹ phải dứt khoát nói không khi trẻ nhõng nhẽo đòi thêm thời gian vào mục đích không chính đáng.
- Giúp trẻ cân bằng cuộc sống thật và cuộc sống trên mạng: khuyến khích trẻ chơi với thú cưng, anh em trong nhà, bạn bè, hoặc có thể tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội như học thêm các lớp năng khiếu, đi từ thiện cùng ba mẹ,… để con có thêm những bài học đáng quý trong thực tế không có trong sách vở, Internet.
- Kiểm soát nội dung truy cập của trẻ: luôn để mắt đến màn hình điện thoại, máy tính và tốt nhất là dạy trẻ chỉ được truy cập một số trang website mà ba mẹ cho phép. Nhắc nhở con về các tác hại khi truy cập vào những nội dung không dành cho trẻ nhỏ.
Khi dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân ba mẹ cần lưu ý gì?
Thường xuyên trò chuyện cùng bé
Nói chuyện tỉ tê cùng con là cách đơn giản để gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái. Tâm sự mỗi ngày trước khi đi ngủ với con sẽ giúp ba mẹ hiểu con hơn và tạo cơ hội cho bé có thể thoải mái chia sẻ những chuyện bé trải qua ngày hôm nay ở lớp, ở ngoài đường. Đây cũng là cách tốt nhất để khai thác thông tin giúp bố mẹ biết rõ hơn các đối tượng xấu ẩn nấp xung quanh bé hoặc khi con gặp chuyện, ba mẹ sẽ có thể giải quyết ngay.
Không dạy trẻ theo lối rập khuôn
Hãy dạy trẻ cách học những kỹ năng tự bảo vệ bản thân kiểu nói 1 hiểu 10, chứ đừng gò bó học vẹt theo lối rập khuôn. Ba mẹ có thể tập cho bé bằng cách suy nghĩ về nguyên nhân – kết quả. Từ đó, khi gặp nguy hiểm, bé sẽ tự cần biết cần làm gì mà không hoảng loạn. Ngoài ra, tạo dựng các tình huống trẻ tự bảo vệ bản thân cũng sẽ giúp con nhớ lâu hơn các kiến thức mà ba mẹ chỉ dạy.
Bình tĩnh giải thích và không quát mắng trẻ
Khi dạy con, nhất là những em bé ở độ tuổi mẫu giáo, ba mẹ thường không đủ kiên nhẫn để giải thích cho con, dễ dẫn đến quát mắng trẻ. Để hạn chế vấn đề này, ba mẹ nên thử đặt mình vào tình huống của con trẻ để xử lý hoặc nói chuyện trong lúc chơi đùa cùng con, nói chuyện trước giờ đi ngủ,… Song song đó, mẹ cũng có thể có những hình phạt phù hợp để trẻ tự nhận thức được việc mình làm nhưng không phải là la mắng, to tiếng dọa nạt trẻ.
Để giúp phụ huynh có thể trang bị tốt cho con những kiến thức để trẻ tự bảo vệ mình, hiện nay đang có rất nhiều lớp học, chương trình ngoại khóa chuyên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, dù trẻ học tại trung tâm hay ở nhà thì ba mẹ vẫn luôn phải sát sao và đồng hành để việc dạy và học vừa nhanh chóng vừa đạt hiệu quả tốt nhất.
Như các ba mẹ đã biết: Bộ Giáo dục đào tạo cũng đã xác định phương án cho trẻ nhỏ học online đến hết học kỳ I. Nghĩa là, các bố, các mẹ sẽ cần dành thời gian tiếp tục đồng hành cùng con trong quá trình học tập mới mẻ này. Vì điều đó mà POPS Kids Parent Talk – Trò chuyện cùng chuyên gia đã mời các chuyên gia giáo dục, chuyên gia công nghệ đến để chúng ta cùng bàn luận để tìm ra giải pháp, làm thế nào để internet là công cụ học tập hiệu quả của con?
POPS Kids Learn được nghiên cứu, xây dựng dựa trên chương trình của Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ về Phòng tránh khai thác và xâm hại trẻ em. Sau khóa học, trẻ sẽ học được cách tự bảo vệ bản thân mình trước các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, từ đó thúc đẩy sự trưởng thành của trẻ về mặt nhân cách lẫn trí tuệ.
>>> Các ba mẹ hãy cho bé tham gia Khóa học Net Smart để giúp bé nâng cao nhận thức những nguy cơ và an toàn trong thế giới online, dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân và chọn lọc thông tin khi sử dụng Internet nhé!