STEM Là Gì? Lý Do Nên Cho Trẻ Tiếp Cận Sớm Với STEM
Mô hình STEM là gì mà những năm gần đây, cụm từ này bỗng nhiên trở thành xu thế tại Việt Nam? Không chỉ vậy, nhiều trường học, trung tâm giáo dục trên toàn quốc cũng đang triển khai, đẩy mạnh phương pháp giáo dục STEM vào chương trình đào tạo. Vậy giáo dục STEM là gì? Giáo dục STEM có quan trọng hay không? Có cần thiết đưa STEM vào để đào tạo cho học sinh hay không?,… Trong bài viết dưới đây, POPS Kids Learn sẽ giải đáp thắc mắc của giáo viên và phụ huynh về mô hình giáo dục mới lạ này.
Xem nhanh
- Mô hình giáo dục STEM là gì?
- Ưu điểm khi áp dụng phương pháp dạy học STEM
- Làm sao để trẻ tham gia vào chương trình giáo dục STEM?
- Những câu hỏi thường gặp của phụ huynh về STEM
- Những hiểu biết sai lầm về STEM – mô hình giáo dục thời đại 4.0
- Giáo dục STEM không phải là khóa học lập trình, lắp ráp robot
- Học STEM chỉ giỏi về tự nhiên, mất gốc khoa học xã hội
- Học STEM sẽ rất tốn kém
- STEM chỉ phù hợp với học sinh THCS trở lên
- Giáo dục STEM chỉ phù hợp với bé trai
- Giáo viên Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được mô hình giáo dục STEM
- Tổ chức dạy nhiều môn học cùng một lúc cũng là STEM
- Giáo dục STEM được áp dụng tại Việt Nam như thế nào cho hiệu quả?
Mô hình giáo dục STEM là gì?
Mặc dù là từ khóa “hot trend” trong ngành giáo dục nhưng vẫn còn rất nhiều phụ huynh chưa hiểu đầy đủ STEM là viết tắt của từ gì? STEM nghĩa là gì?… Theo Wikipedia thuật ngữ STEM được ghép lại từ 4 chữ cái đầu tiên (bằng tiếng Anh) của 4 ngành:
Nói cách khác, STEM là một mô hình giáo dục chuyên dạy các em học sinh kiến thức, kỹ năng về 4 lĩnh vực là Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật Và Toán Học theo hình thức tích hợp (liên môn). Nói một cách dễ hiểu hơn thì STEM sẽ liên kết kiến thức của các môn học lại với nhau, song song đó là kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, đặt kiến thức vào bối cảnh thực tế và xoá bỏ ranh giới giữa trường học và xã hội. Mục đích chính của chương trình dạy học STEM là tạo ra môi trường giáo dục gần gũi, có tính ứng dụng cao.
Để phân biệt chương trình học STEM với các chương trình giáo dục khác, ba mẹ có thể “nhận dạng” nhờ 5 đặc điểm chính sau đây:
- Tập trung vào sự tích hợp
- Liên hệ với cuộc sống thực
- Mục đích phát triển kỹ năng của thế kỷ 21
- Thách thức các em học sinh vượt lên chính mình
- Có tính hệ thống, gắn kết và đa dạng các bài học.
>>> Các ba mẹ có thể cho bé học thử miễn phí Khoá học Digi Girl: Stem Art – Chương trình đặc biệt dành cho học sinh nữ trong thời đại số để giúp các em xây dựng đam mê, tạo nền tảng kiến thức Công nghệ như in 3D, AR/VR.
Ưu điểm khi áp dụng phương pháp dạy học STEM
1. Dạy trẻ kiến thức tích hợp (liên môn)
Phương pháp học truyền thống thường truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách riêng biệt, tức là toán là toán, văn là văn, khoa học là khoa học, chúng là các môn không hề liên quan với nhau. Còn chương trình dạy học STEM thì hoàn toàn ngược lại, vừa truyền đạt các kiến thức đan xen vừa lồng ghép lý thuyết và thực hành. Nhờ đó, học sinh sẽ linh động hơn, có thể sử dụng kiến thức để áp dụng vào cuộc sống thực tại.
2. Rèn khả năng tự giải quyết vấn đề
Không cần phải hiểu quá rõ STEM là gì mà phụ huynh chỉ cần nhớ mô hình giáo dục STEM là đề cao hành động. Vì bài học được thiết kế theo chủ đề, sau khi học lý thuyết, các em sẽ được hướng dẫn áp dụng trong một tình huống thực tế. Tuy nhiên, sự hướng dẫn của giáo viên cũng chỉ là phụ, các em phải tự tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu của tất cả các môn học có liên quan rồi sử dụng để giải quyết vấn đề được đặt ra.
3. Khuyến khích tinh thần sáng tạo
Giáo dục STEM không gò bó các em phải học theo cách nào, cũng không bắt phải tìm ra đáp án chính xác mà STEM mong muốn các em học sinh sẽ tự đi tìm đáp án, điều này đồng nghĩa với việc mỗi học sinh sẽ là một nhà phát minh. Các em tự tìm ra phương pháp học cho riêng mình, tự hiểu kiến thức theo cách của mình, từ đó chủ động sáng tạo, mở rộng kiến thức.
Ngoài ra, các phụ khuynh hãy khuyến khích bé xem các chương trình STEM – Thế giới khoa học, một show khoa học được hợp tác giữa Samsung – POPS – Teky để hướng dẫn các bé thực hiện những dự án giúp ích trong đời sống.
Làm sao để trẻ tham gia vào chương trình giáo dục STEM?
Cho bé tham gia các khóa học, lớp học có phương pháp giáo dục STEM
Hình thức tổ chức giáo dục STEM hiệu quả nhất khi áp dụng trong nhà trường. Vì vậy, ba mẹ nên tham khảo chương trình học STEM tại các trường học hoặc các trung tâm. Hình thức giáo dục STEM sẽ không chiếm quá nhiều thời gian học tập của các con nên phụ huynh hãy yên tâm khi cho con tham gia nhé.
>>> Cho bé tham gia lập trình Game thực tế ảo với AR/VR trong môi trường CoSpaces của Học viện sáng tạo công nghệ Teky giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ lập trình 3D và tiếp cận với các công nghệ mới nhất hiện nay trên thế giới.
Cho bé tham gia các hội, nhóm, câu lạc bộ STEM
Các trường trung học hay trung tâm áp dụng chương trình giáo dục STEM thường sẽ có các hội, nhóm, câu lạc bộ STEM để kết nối các học sinh có chung sở thích lại với nhau. Bởi vậy, ba mẹ hãy khuyến khích con tham gia vào các tổ chức này để bé vừa có thêm bạn bè, vừa tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích trong học tập.
Tham gia vào tổ chức STEM cũng là cơ hội để bé được thực hành, tập làm các dự án nghiên cứu, tìm hiểu ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM,… theo sở thích, năng khiếu của chính mình.
Cho bé thử sức với các hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
STEM có thể được triển khai bằng cách nghiên cứu khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo về khoa học kỹ thuật cho các bé. Bởi vậy, nếu nhận thấy bé có năng lực hoặc có niềm đam mê với các hoạt động khám phá khoa học, kỹ thuật thì ba mẹ có thể đăng ký ngay cho bé thử sức với một lớp dạy trẻ làm thí nghiệm, lắp ráp mô hình,…
Bên cạnh đó, những cuộc thi, buổi triển lãm về chủ đề nghiên cứu khoa học, kỹ thuật luôn là cơ hội tốt nhất để các con thấy được năng lực, giá trị của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM.
Ví dụ: Cho bé học chế tạo robot chủ đề yêu môi trường, các con sẽ được học và vận dụng những kiến thức như: áp dụng môn vật lý để robot có thể chuyển động; áp dụng văn học để thuyết minh ý tưởng; áp dụng kiến thức tâm lý để làm việc nhóm với nhau,…
Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên lưu ý những lớp học như thế này mang luôn đề cao tính tự nguyện. Ép buộc các em tham gia là đi ngược lại mục đích của mô hình giáo dục STEM.
>>> Kích thích khả năng thiết kế để bé tự tạo ra thế giới của riêng mình, nâng cao tư duy logic và kiến thức về hình học không gian với Khóa học lập trình game 3D với Roblox.
Những câu hỏi thường gặp của phụ huynh về STEM
1. Những môn học nào có trong chương trình giáo dục STEM?
Chương trình giáo dục STEM bao gồm nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác nhau: toán, văn, mỹ thuật, công nghệ, vật lý, hóa học,… như ở trường học truyền thống nhưng theo cách thức mới đó là liên môn. Điều này có nghĩa là kết hợp kiến thức của nhiều môn học trong bài học, học đi đôi với hành. Phương pháp giáo dục STEM thành công sẽ đào tạo ra những công dân có ích cho xã hội, sử dụng tốt công nghệ, phát minh ra công nghệ để phục vụ thực tiễn.
2. Những kỹ năng trẻ đạt được khi tham gia học STEM là gì?
Bé sẽ học được 2 nhóm kỹ năng chính:
- Kỹ năng tổng quát gồm: quan sát và phân tích, lắng nghe, giao tiếp. Bởi vì trẻ sẽ phải làm việc nhóm với nhau, phải tự học, tự nghiên cứu để tìm đáp án, kết luận.
- Kỹ năng nghiệp vụ gồm: kỹ năng tin học, truyền thông, hùng biện,…
3. STEM có được giảng dạy trong nhà trường hay không?
Chương trình giáo dục STEM đã và đang được đưa vào trong chương trình giảng dạy của nhiều trường học ở trong và ngoài nước, từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông và dựa theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tuy nhiên, mô hình STEM vẫn là phương pháp giáo dục khá mới lạ, chưa thực sự phổ biến và chuyên sâu tại Việt Nam.
4. Định hướng giáo dục STEM là gì?
Định hướng chương trình học STEM trong chương trình mới được xây dựng như sau:
- Chú trọng nhiều hơn nữa mô hình giáo dục STEM trong các trường học, các chủ đề STEM trong giảng dạy cần được thiết kế đa dạng và phong phú.
- Đưa đầy đủ tất cả các môn học STEM vào chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhất là các môn tự nhiên: toán, lý, hóa, công nghệ, tin học,…
- Xây dựng các môn học tích hợp chủ đề ở giai đoạn cơ bản với mục đích chính là thực hành và vận dụng.
- Tạo mọi điều kiện cho các em học sinh được trải nghiệm các hoạt động thông qua nhiều hình thức khác nhau.
- Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động, câu lạc bộ, chương trình về STEM kết hợp phổ cập mô hình này tới quy mô rộng hơn.
5. Những khó khăn khi bé học theo mô hình giáo dục STEM là gì?
Các khó khăn trong mô hình giáo dục STEM hiện nay có thể kể đến như:
- Rất nhiều phụ huynh và học sinh chưa biết cách học STEM tại nhà như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất
- Trình độ giáo viên cũng là một rào cản lớn để có thể giúp học sinh hiểu và “theo đuổi” mô hình giáo dục mới mẻ này.
- Các điều kiện cơ sở vật chất giáo dục hiện tại còn quá sơ sài, trong khi yêu cầu của STEM lại cao. Đây là một rào cản làm hạn chế sự sáng tạo, tư duy học hỏi khi bé tiếp cận với STEM.
POPS Kids Learn dành tặng mã code PKLBLOG – giảm giá 50% tối đa 50K cho tất các khóa học từ 50k
(áp dụng tới 31/12/2022)
Những hiểu biết sai lầm về STEM – mô hình giáo dục thời đại 4.0
Giáo dục STEM không phải là khóa học lập trình, lắp ráp robot
Hiện nay, không ít trung tâm giáo dục tư nhân ở Việt Nam đang nhầm lẫn hoặc cố tình truyền thông sai lệch ý nghĩa mô hình STEM, điều này dẫn đến hậu quả là các bậc phụ huynh nghĩ rằng STEM là một chương trình giáo dục định hướng và đào tạo ra những kỹ sư tương lai.
Sự thật những khóa học lập trình, lắp ráp robot chỉ là một phần nhỏ của giáo dục STEM. Đây là mảng kiến thức thuộc lĩnh vực công nghệ – nhóm thực hành.
Học STEM chỉ giỏi về tự nhiên, mất gốc khoa học xã hội
Điều này hoàn toàn sai bởi trong chương trình học của STEM vẫn xen kẽ các môn khoa học xã hội. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ đưa kiến thức của các môn xã hội vào não bộ các em một cách tự nhiên nhất như tổ chức các cuộc thi, chuyến đi thực tế. Thông qua đó, các em học sinh sẽ có nhiều trải nghiệm, giải phóng các cảm xúc bản thân. Với phương pháp dạy và học này, các em sẽ không có ác cảm với các môn xã hội mà ngược lại sẽ học được cách ghi nhớ kiến thức theo một hình thức thú vị hơn là ngồi nghe giảng khô khan.
Học STEM sẽ rất tốn kém
Lý do đơn giản là vì ba mẹ hiểu sai STEM là các chương trình dạy về lập trình hay lắp ráp robot nên nghĩ học phí tốn kém. Sự thật muốn cho trẻ theo học mô hình giáo dục STEM, phụ huynh cũng phải đầu tư nhưng học phí cũng chỉ bằng các khóa học Anh văn hay học thêm toán, lý, hóa thông thường. Tất cả các thiết bị, máy móc phục vụ cho môn khoa học công nghệ đều sẽ do nhà trường, trung tâm đầu tư. Còn các buổi đi thực tế phục vụ cho môn học thì chỉ tốn một chút chi phí đi lại và ăn uống.
STEM chỉ phù hợp với học sinh THCS trở lên
Giai đoạn từ 4 – 10 tuổi là lúc trẻ có khả năng tiếp thu nhanh và nhớ lâu nhất. Lúc này, trẻ luôn tò mò với mọi thứ xung quanh và việc học tập ở trường chưa chiếm quá nhiều thời gian của con. Vì thế, hình thành lối tư duy đa chiều sớm sẽ giúp bé có một nền tảng vững chắc khi con lên bậc THCS và tiếp xúc với chương trình STEM.
Giáo dục STEM chỉ phù hợp với bé trai
Sai lầm này cũng bắt đầu từ việc ba mẹ chưa hiểu rõ mô hình giáo dục STEM là gì. Như đã nói trước đó, giáo dục STEM bao gồm tất cả các môn học và đều được giảng dạy một cách gần gũi, sáng tạo để các bé cả nam lẫn nữ yêu thích và tiếp thu nhanh hơn.
Đặc biệt, vì phương pháp giáo dục mới mẻ, linh động nên STEM được đánh giá là giúp các em nữ yêu thích các môn khoa học tự nhiên hơn và ngược lại, các bạn học sinh nam sẽ có hứng thú với các môn khoa học xã hội hơn.
Giáo viên Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được mô hình giáo dục STEM
Rất nhiều phụ huynh lo ngại rằng đa phần giáo viên Việt Nam chưa đáp ứng được mô hình giáo dục STEM. và khi bé theo mô hình giáo dục này thì phải do người nước ngoài giảng dạy,… Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Chương trình giáo dục STEM được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết của từng môn học riêng biệt. Và giáo viên Việt Nam đương nhiên đã nắm rất chắc lý thuyết, vấn đề chỉ nằm ở cách thức xây dựng giáo án, bài giảng, cách truyền tải bài giảng, gắn lý thuyết với thực hành.
Tổ chức dạy nhiều môn học cùng một lúc cũng là STEM
Giáo dục theo mô hình STEM phải hội tụ các yếu tố sau: đa ngành, liên ngành và xuyên ngành.
Cụ thể là chương trình giáo dục STEM phải trang bị cho trẻ kiến thức của mọi lĩnh vực song không phải theo một cách độc lập kiểu mỗi giáo viên dạy một môn như truyền thống. Điểm mấu chốt của STEM chính là kiến thức của các môn học được kết hợp linh hoạt và phù hợp với nhau, đặt kiến thức vào trong một tình huống cụ thể để học sinh tập giải quyết theo cách của mình.
Giáo dục STEM được áp dụng tại Việt Nam như thế nào cho hiệu quả?
Chương trình giáo dục STEM mầm non
Cho bé tiếp cận với phương pháp STEM mầm non ngay khi bước vào trường mẫu giáo là bước khởi đầu quan trọng để bé có thể học tập và có những trải nghiệm thực tế một cách hiệu quả nhất.
Để áp dụng giáo dục STEM mầm non hiệu quả, ngoài sự hướng dẫn của cô giáo, ba mẹ cũng có thể dạy thêm ở nhà cho con. Vì cá con còn nhỏ nên ba mẹ hãy là người nêu ra tình huống, còn bé sẽ là người đưa ra các ý kiến, ba mẹ cùng đóng góp ý kiến để cùng nhau giải quyết.
Ba mẹ có thể bắt đầu đặt câu hỏi từ những vấn đề nhỏ nhất ví dụ như gặp người lớn thì phải làm gì? Trước khi ăn cơm phải mời những ai? Khi người lạ dẫn đi bé nên làm gì?… và cho các bé tự trả lời. Sau khi các bé trả lời xong thì ba mẹ nhớ nhắc con phải thực hành ngay để ghi nhớ nhé.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên lưu ý mỗi em bé sẽ có những tính cách khác nhau, những cách thể hiện khác nhau. Bởi vậy, ba mẹ nên kết hợp với giáo viên để tìm ra sự khác biệt đó và khuyến khích để con có thể bộc lộ hết những khả năng của mình. Đây chính là chương trình học STEM mầm non đúng cách hướng đến trẻ trong độ tuổi 3 – 5.
>>> Cho bé tham gia học thử miễn phí Khóa học lập trình Game 2D với ngôn ngữ CodeKitten giúp trẻ tự sáng tạo ra những game thú vị liên quan đến Toán, Lịch sử, Khoa học giúp trẻ ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
Giáo dục STEM ở tiểu học
Tiểu học là giai đoạn đầu của quá trình tiếp thu kiến thức, Vì vậy, lượng lý thuyết trong các bài học STEM tiểu học không nên chiếm quá nhiều như trong chương trình giáo dục truyền thống. Theo đó, giáo viên có thể thiết kế bài học thật đơn giản, lý thuyết ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ có thể dễ dàng vận dụng vào thực tế.
Bên cạnh đó, để giáo dục STEM ở tiểu học đạt hiệu quả nhất, giáo án phải được đổi mới, lựa chọn được vấn đề có trong thực tế để gắn với nội dung của bài học. Hiện nay, nội dung được chọn là những vấn đề mới nổi nhưng phù hợp với lứa tuổi học sinh. Đồng thời, giáo án cũng nên chú trọng đến thực hành, giúp học sinh thấy được khoa học thật gần gũi, gắn liền và có ích cho cuộc sống. Phụ huynh hãy kết hợp với nhà trường để cho bé tham gia các CLB STEM hay Ngày hội STEM để khuyến khích con tham gia sáng tạo các sản phẩm khoa học – công nghệ ứng dụng vào thực tiễn.
>>> Hãy cho trẻ được làm quen và nuôi dưỡng niềm đam mê lập trình thông qua học lập trình game 3D trên các nền tảng lập trình phổ biến như Tynker, MakeCode, Minecraft.
Hy vọng sau bài viết này, ba mẹ đã hiểu rõ hơn STEM là gì và tầm quan trọng của phương pháp Giáo dục STEM. Phụ huynh hãy luôn nhớ rằng cho con học với chương trình giáo dục STEM là đang tạo điều kiện cho con tiếp thu và phát triển tất cả những kỹ năng một cách toàn diện chứ không phải chỉ tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, internet đâu nhé!
POPS Kids Learn hiện đang rất nhiều lớp học được dạy theo phương pháp STEM mới mẻ cho bé và phụ huynh có thể thoải mái trải nghiệm ngay tại nhà. Đặc biệt, các khóa học này có học phí rất vừa túi tiền với phụ huynh và luôn có những buổi học thử miễn phí.