Trẻ Lười Nói Phải Làm Sao?

Góc cha mẹ -
trẻ lười nói phải làm sao

Có nhiều bé đã đến tuổi học nói nhưng lại rất ít khi nói chuyện, có bé chỉ nói 1 vài từ trong ngày khiến bố mẹ rất lo lắng. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con họ dường như đã hiểu hết mọi thứ, chỉ là các bé chịu không nói thôi. Những cũng có bé bị chậm nói hoặc gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ nhưng lại bị hiểu nhầm là lười nói. Vậy nguyên nhân vì sao bé lười nói, có cách nào khắc phục không, nếu trẻ lười nói phải làm sao… đây là những vấn đề mà phụ huynh cần tìm hiểu để có cách can thiệp cho phù hợp.

Những kỹ năng ngôn ngữ ảnh hưởng đến việc học nói của trẻ

Trước tiên, chúng ta cần biết những kỹ năng nền tảng mà bé phải học và đạt được trước khi tập nói.

Chú ý và lắng nghe

Nền tảng của phát triển ngôn ngữ là sự chú ý và lắng nghe. Trong quá trình phát triển điển hình, trẻ sơ sinh là những người quan sát nhạy bén thế giới xung quanh. Bé học bằng việc quan sát mọi người và nghe những âm thanh trong môi trường sống. Khi 6 tháng tuổi, các bé sẽ quay đầu về hướng phát ra âm thanh, nhìn khuôn mặt khi bạn nói chuyện, và bắt đầu bắt chước các âm thanh của bạn. 

Chơi và tương tác

Thông thường, khoảng 9 tháng tuổi, bé bắt đầu thích các trò chơi như “ú òa” và “cù lét”. Những loại trò chơi này tốt cho sự phát triển xã hội của bé vì bé học cách nhìn và quan sát bạn, đồng thời bé học cách tương tác qua lại, điều cần thiết để giao tiếp với người khác. Các bé cũng học thông qua chơi đồ chơi và khám phá các đồ vật quanh chúng. 

Hiểu ý nghĩa của các từ

Việc nhìn, nghe và tương tác sẽ phát huy hiệu quả khi bé bắt đầu hiểu ý nghĩa các từ. Bé cần nghe các từ nhiều lần, ghép những từ này với các đối tượng hoặc hành động tương ứng trước khi hiểu và nói. 

làm gì khi bé lười nói
Bé cần phải nghe hiểu và tương tác với các đồ vật trước khi bắt đầu tập nói

Như vậy, bạn hãy kiểm tra xem con mình có bị thiếu hụt các kỹ năng này không nhé, vì chúng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học nói của trẻ. Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân bé lười tập nói 

Trong trường hợp trẻ đã có những kỹ năng nền tảng trên, và các kiểm tra thể lý đều bình thường, trẻ chỉ lười nói chuyện, thì có thể do các nguyên nhân sau:

Thiếu hứng thú đến việc nói chuyện. Trong nhiều trường hợp, trẻ chỉ đơn giản là không thích nói hoặc chưa có nhu cầu nói. Nếu trẻ có thể giao tiếp tốt bằng cách sử dụng các dấu hiệu, cử chỉ, lắc đầu hoặc chỉ tay, thì trẻ có thể chưa nỗ lực nhiều trong việc tập nói. Cũng không có gì lạ khi các em nhỏ nói chuyện muộn hơn các anh chị của mình. Khi mà các anh chị luôn ở cạnh bên và hiểu ngay cách bé ra hiệu, đáp ứng cho bé, thì bé sẽ cảm thấy không cần phải nói chuyện.   

Bên cạnh đó, học nói là một quá trình phức tạp và nói chuyện là một kỹ năng mới mà trẻ đang học, một số trẻ tiếp thu kỹ năng này chậm hơn các trẻ khác. Con bạn không hẳn là lười nói, chỉ là bé cần nhiều thời gian hơn mà thôi. Vì vậy, hãy kiên nhẫn với con và tham khảo ngay các cách dưới đây để giúp bé nói tốt hơn.

Trẻ lười nói phải làm sao? Các cách sau có thể hữu ích với trẻ

Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ lười nói phải làm sao, thì đây là những cách cha mẹ có thể áp dụng để dạy bé tập nói tại nhà:

Đọc sách cùng nhau

Trẻ lười nói phải làm sao? Hãy đọc sách cùng con. Hoạt động này rất tốt cho bé, bất kể bé ở độ tuổi nào và bé có khiếm khuyết hay không. 

Ở thời điểm này, mục tiêu không nên là đọc hết nội dung, mà là thu hút sự quan tâm của bé và khuyến khích bé trao đổi về những gì bé đang xem. Khi bé chỉ vào những thứ khác nhau trên trang sách, hãy gọi tên thứ bé đang thấy, như là “Quả bóng, con đã tìm thấy quả bóng” hoặc “Con bò, ụm bò”. Cha mẹ cũng đừng bắt trẻ đọc những gì trẻ không muốn.

trẻ 2 tuổi lười nói
Đọc sách là 1 phương pháp tốt giúp bé tăng vốn từ vựng và kết nối các từ lại với nhau

Hát cho bé nghe

Những bài hát kích hoạt trí nhớ và kết nối cảm xúc. Phát video các bài hát thiếu nhi cho bé thì rất tốt, nhưng còn tốt hơn nữa nếu bạn thực sự có thể hát cho bé nghe. Có nhiều khả năng bé ghi nhớ các bài hát tốt hơn khi nghe bạn hát trực tiếp. Một số bé lười nói nhưng có thể ngân nga theo điệu bài hát.

Kể lại những gì bạn đang làm

Nói với bé những gì bạn đang làm, như “Cha/ Mẹ đang nấu bữa tối nè” hoặc “Cha/ Mẹ đang ăn một quả táo nè, nó thật mọng nước và thật là ngon”. 

Bạn cũng thuật lại những gì con bạn đang làm, như “Ôi, con ngã rồi” hoặc “Con đang tắm, nước tung tóe hết rồi nè”.

Việc này nên được làm một cách tự nhiên, không nên bị ép buộc. Bạn không cần nói cả ngày về những việc bạn đang làm, và bạn không cần làm gián đoạn trò chơi của bé để bé chú ý bạn. Cách này chỉ là giúp bé tiếp xúc nhiều hơn với các từ, và gắn nhãn những đối tượng cũng như các hoạt động hàng ngày xung quanh bé. Nếu bé đang tập trung vào một món đồ chơi, hãy để bé tiếp tục chơi và cùng nhau trò chuyện về món đồ chơi đó. 

Trẻ lười nói phải làm sao? Chọn một “từ của ngày”

Cha mẹ có thể chọn một từ, sau đó, lặp lại từ đó thường xuyên trong ngày, tất nhiên là trong ngữ cảnh phù hợp. Tốt nhất là chọn những từ ngắn gọn, dễ hiểu hoặc tên những người trong nhà. Với trẻ 2 tuổi lười nói, hãy lặp lại các từ vài lần và đảm bảo bạn giao tiếp mắt với bé khi bạn đang nói nhé. 

bé lười tập nói
Hãy khuyến khích bé nói chuyện nhiều hơn mỗi ngày với các hoạt động đa dạng

Củng cố vốn từ cho bé bằng cách khuyến khích trẻ nói. Ví dụ, khi chơi bóng, nếu bé ra hiệu rằng bé muốn lấy lại quả bóng, giả vờ như bạn không biết bé muốn gì. Đôi khi điều này sẽ thúc giục bé nói. Nếu sau một phút bé nản chí, hãy tiếp tục chơi với con. 

Cho trẻ các lựa chọn và tránh các câu hỏi “có” hoặc “không”

Nhiều bé lười nói rất giỏi trong việc lắc đầu “không” hoặc gật đầu “có”, và các bé cũng phát hiện rằng điều này hoạt động đủ tốt trong việc đáp ứng các nhu cầu của bé. 

Tuy nhiên, nếu chỉ dùng câu hỏi đóng thì bé sẽ lười nói hơn, vậy trẻ lười nói phải làm sao? Cha mẹ hãy đưa ra các câu hỏi có hai lựa chọn thay vì các câu hỏi đóng. Ví dụ, bạn hỏi bé muốn chơi với con gấu hay là với con chó, ít nhất bé sẽ nói phụ âm đầu và nguyên âm mà bé thích. 

Hy vọng rằng với những cách trên, cha mẹ có thể trả lời được câu hỏi về việc trẻ lười nói phải làm sao. Với sự kiên nhẫn và khuyến khích của bố mẹ, đa phần các bé sẽ học nói và bắt kịp với các bạn cùng trang lứa. Còn nếu đến 18 tháng tuổi mà con vẫn chưa nói được từ nào, có thể con đang bị chậm nói, cha mẹ hãy đưa con đi kiểm tra ngay để có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

POPS Kids Learn – Cùng ba mẹ định hướng tương lai cho con!
POPS Kids Learn là nền tảng giáo dục tương tác trực tuyến dành cho trẻ từ 2-15 tuổi. Các khóa học tại POPS Kids Learn sở hữu giáo trình giảng dạy hiện đại từ các trung tâm giáo dục uy tín, đa dạng các môn học từ văn hoá như Toán Tư Duy, Tiếng Anh Ngoại Khóa, Công Nghệ, Khoa Học đến các bộ môn năng khiếu khác như Vũ Đạo, Nghệ Thuật Vẽ & Màu Sắc, Ảo Thuật.
Ba mẹ truy cập website: https://learn.pops.vn/ để khám phá cùng con nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *