Tìm hiểu về sự phát triển để biết cách dạy con 9 tuổi
Trẻ 9 tuổi thường nghĩ rằng mình đã lớn và không cần sự giám sát của người lớn nữa. Do đó, để có cách dạy con 9 tuổi khoa học, ba mẹ cần kiên nhẫn, tìm hiểu kỹ về sự phát triển về thể chất, trí tuệ và tình cảm của con. Hãy cùng POPS Kids Learn tìm hiểu về sự phát triển của con và tham khảo cách dạy con 9 tuổi khoa học ngay sau đây!
Trẻ 9 tuổi phát triển như thế nào?
Thay đổi về thể chất
Thể chất của bé 9 tuổi đã phát triển hoàn thiện ở mức độ tương đối. Cử động bàn tay, ngón tay của bé linh hoạt hơn. Do đó, bé biết sử dụng nhiều dụng cụ, có thể vẽ các bức tranh có nhiều chi tiết và kiên trì thực hiện các hoạt động cho đến khi kiệt sức.
Ở giai đoạn 9 tuổi, thể chất giữa nam và nữ dần có sự khác biệt và trẻ nhận thức rõ được điều này. Đây là một trong những phát triển đầu tiên của tuổi dậy thì. Bé trai và bé gái sẽ tiếp tục tăng trưởng về chiều cao và cân nặng ở các giai đoạn sau.
Thay đổi về cảm xúc
Cảm xúc của trẻ dễ thay đổi thất thường trong độ tuổi này. Tâm lý của trẻ muốn thử thách việc tự hành động, không có sự can thiệp của ba mẹ. Trẻ sẽ tự so sánh bản thân với bạn bè xung quanh, đồng thời biết cách phàn nàn về những điều khiến mình khó chịu hay không muốn làm.
Ý thức trách nhiệm của trẻ cũng tăng lên và đáng tin cậy hơn. Nếu nhận được lời nhận xét tích cực của gia đình, thầy cô và bạn bè, trẻ sẽ có động lực khẳng định bản thân hơn. Không những thế, trẻ rất coi trọng sự công bằng và thích trò chuyện với mọi người để nhận được sự đồng cảm về ý tưởng, quan điểm của bản thân.
Thay đổi về kỹ năng xã hội
Ở giai đoạn 9 tuổi, các mối quan hệ xã hội như bạn bè dần trở nên quan trọng hơn với bé. Trẻ 9 tuổi nhận ra sự khác biệt thân sơ giữa các mối quan hệ bạn bè và có bạn thân của riêng mình. Ngoài ra, áp lực từ bạn bè xung quanh cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của trẻ. Do đó, trong cách dạy con 9 tuổi, ba mẹ nên chú trọng đến chủ đề rèn luyện kỹ năng xã hội.
Trong thế giới ngày nay, quan hệ xã hội của trẻ không chỉ giới hạn ở đời thực mà còn mở rộng trên thế giới ảo. Trẻ có thể tiếp xúc với các nội dung không lành mạnh trên không gian này và bị ảnh hưởng xấu về mặt tâm sinh lý. Vì vậy, ba mẹ cũng nên kiểm soát những thông tin trẻ tiếp xúc trên internet. Đồng thời, giáo dục cho con những kiến thức cần thiết và chỉ con cách hành xử, nhận thức đúng đắn.
Thay đổi về nhận thức
Trẻ 9 tuổi có khả năng trình bày vấn đề tương đương với trình độ của một người lớn. Trẻ có thể hiểu và sử dụng các từ vựng, cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Ngoài ra, khả năng toán học của trẻ cũng rất thành thạo, có thể tính cộng trừ nhanh chóng, hiểu và sử dụng phân số cũng như tổ chức dữ liệu.
Nhận thức của trẻ 9 tuổi phát triển tới một bậc mới. Trẻ có thể kể chi tiết các sự kiện xảy ra trong ngày, hoàn thành các bài tập có độ phức tạp cao. Suy nghĩ của trẻ dần độc lập, có khả năng lên kế hoạch và cải thiện khả năng ra quyết định của mình.
Cũng bởi vì nhận thức của trẻ được nâng cao nên trẻ thích ứng tốt với các quy ước xã hội, biết hành xử đúng mực trong nhiều tình huống. Không những thế, trẻ còn chọn cho mình hình mẫu thần tượng để học hỏi các giá trị đạo đức cho bản thân. Việc chọn thần tượng này có thể chịu ảnh hưởng lớn từ bạn bè đồng trang lứa.
Thay đổi về ngôn ngữ
Trẻ 9 tuổi bắt đầu nói chuyện rõ ràng và biết chọn lọc từ vựng để sử dụng trong nhiều trường hợp giao tiếp khác nhau. Các bé có thể đọc và viết nhuần nhuyễn, diễn đạt suy nghĩ của mình thông qua thơ ca, văn chương. Để tận dụng đặc điểm này, ba mẹ có thể sử dụng cách dạy con 9 tuổi là khuyến khích con đọc sách truyện. Lưu ý chọn thể loại sách truyện phù hợp với sở thích của con.
Những thay đổi quan trọng khác
Một số thay đổi và phát triển quan trọng, đáng chú ý ở trẻ 9 tuổi:
- Nhu cầu ngủ của trẻ vẫn rất cao, từ 10-11 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên, trẻ không muốn đi ngủ sớm.
- Trẻ hình thành tiêu chuẩn riêng về vấn đề sinh hoạt của mình. Sau đó, tự theo dõi hoạt động hàng ngày và thực hiện thời gian biểu.
- Một số trẻ 9 tuổi có xu hướng thích tham gia hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè ở câu lạc bộ hoặc trung tâm kỹ năng. Đây là cơ hội để nâng cao các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm,… cho trẻ.
>>> Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm bài viết Cách dạy trẻ 10 tuổi một cách hiệu quả
Những khóa học cho trẻ 9 tuổi tại POPS Kids Learn:
Cách dạy con 9 tuổi khoa học, hiệu quả
Nâng cao sự tự tin cho trẻ
Trẻ 9 tuổi có xu hướng tìm cách nắm bắt và học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, suy nghĩ và lời nói của trẻ vẫn chưa thực sự trưởng thành. Nếu lúc này, ba mẹ vô tình tạo áp lực cho con, đổ lỗi rằng trẻ “dốt” hay quá coi trọng điểm số và bắt ép trẻ học hành thì có thể khiến trẻ sinh ra tâm lý phản kháng, ngỗ nghịch. Một số trẻ khác thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất dần tự tin.
Do đó cách dạy trẻ 9 tuổi bướng bỉnh khoa học nhất là luôn cổ vũ, động viên để trẻ tự tin hơn vào bản thân và phát triển khả năng của mình ở mức cao nhất.
Giúp con phát triển khả năng tư duy độc lập
Thời gian 9 tuổi là khi trẻ dần quyết đoán hơn, thể hiện quan điểm cá nhân trong nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Do đó, cách dạy con 9 tuổi hợp lý nhất là dẫn dắt để trẻ chủ động suy nghĩ, tìm giải pháp vấn đề. Trẻ sẽ dần học được cách tìm kiếm nguyên nhân vấn đề, suy nghĩ giải pháp và tiến hành khắc phục. Dù kết quả có kém hơn mong đợi thì điều này cũng góp phần phát triển khả năng tư duy độc lập của con.
Chú trọng rèn luyện thể chất cho con
9 tuổi là giai đoạn trước khi bé bước vào tuổi dậy thì. Thể chất của bé lúc này phát triển rất nhanh chóng. Do đó, ba mẹ cần đảm bảo xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Trẻ không nên ăn quá nhiều (dễ dẫn đến béo phì) hoặc quá ít (không đủ dưỡng chất để phát triển). Ngoài ra, hãy cho con tham gia vào các hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe, khả năng đề kháng, vận động của trẻ.
Tăng cường kiến thức cho con
Lúc này trẻ đã có nhận thức tương đối tốt về mọi việc xung quanh. Do đó, ba mẹ cần lưu ý nâng cao ý thức về giá trị bản thân và trách nhiệm của trẻ để trẻ hiểu rõ về bản thân hơn và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Ngoài ra, giáo dục giới tính cũng là một vấn đề trong cách dạy con gái 9 tuổi và cả con trai mà ba mẹ cần chú trọng.
Dạy con các kỹ năng xã hội
Ở độ tuổi này, nhận thức của xã hội của trẻ ngày một tăng. Do đó, ba mẹ có thể tận dụng nó để dạy con về kỹ năng xã hội và bồi dưỡng lòng nhân ái, hướng thiện cho trẻ. Hãy cho con tham gia những công việc thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo, hoặc bảo vệ môi trường. Nó sẽ giúp nâng cao ý thức đóng góp xã hội của trẻ.
Ba mẹ cũng có thể cho trẻ tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa. Hãy ưu tiên những câu lạc bộ hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng, và phân bố các nhiệm vụ, hoạt động để trẻ hoàn thành. Ba mẹ có thể cùng trẻ nghiên cứu, mày mò cách làm nhiệm vụ ở nhà.
Giúp con phát huy tiềm năng, sở thích của mình
Đây là giai đoạn thích hợp để hướng dẫn con tự mình tìm hiểu, khám phá thông qua việc sử dụng các công cụ nghiên cứu như website và báo chí tin tức. Ba mẹ cũng có thể đăng ký thẻ thành viên tại thư viện cho con để con tìm thông tin về những điều con quan tâm.
Không nên lấy lý do tập trung việc học mà ép con từ bỏ các sở thích của mình. Hãy tạo điều kiện để con tìm hiểu và theo đuổi sở thích ngay từ nhỏ. Nếu con thích bóng đá thì có thể cho con đến nhà thiếu nhi hoặc trung tâm thể thao địa phương để luyện tập chuyên nghiệp cùng bạn bè. Nếu con thích đóng kịch thì hãy thường xuyên dẫn con đi xem sân khấu biểu diễn và khuyến khích con tham gia các hoạt động liên quan. Việc cha mẹ nhận ra và ủng hộ các sở thích, đam mê của con sẽ giúp con nhận thức về bản thân và tự xây dựng các giá trị riêng của mình.
Ba mẹ có thể cho con tham gia các khóa học kỹ năng, ngoại khóa tại POPS Learn Kids. Các khóa học này có nhiều ưu điểm như:
- Hỗ trợ trẻ về mặt học thuật.
- Đa dạng các chủ đề để trẻ có thể khám phá và tìm hiểu những gì mình thích và muốn theo đuổi.
- Nội dung an toàn, chất lượng, đảm bảo tính thu hút để khơi dậy hứng thú của trẻ. Thông qua đó, trẻ có thể hiểu rõ hơn về bản thân này.
- Trẻ có cơ hội tham gia cộng đồng chung với những người có cùng sở thích và đam mê. Từ đó, phát triển các mối quan hệ xã hội lành mạnh.
- Trẻ và ba mẹ có thể gửi yêu cầu về các chủ đề cho nền tảng, mọi yêu cầu sẽ được tiếp thu và xây dựng chương trình hoạt động sau đó.
Trên đây là những thông tin giúp ba mẹ có thêm kiến thức về cách dạy con 9 tuổi. Hy vọng với những thông tin này, ba mẹ sẽ hiểu rõ hơn về sự phát triển tâm sinh lý ở con và có những sự hỗ trợ đúng cách nhất cho con. Việc làm sao để con phát triển toàn diện về sức khỏe cũng như tinh thần là một vấn đề phức tạp và khó giải. Do đó, ba mẹ cần kiên nhẫn để đồng hành cùng con trong mọi tình huống.