Dạy Bé Học Toán Finger Math – Giúp Bé Tính Nhẩm Nhanh Như Chớp

Góc học tập -
học toán finger math

Học toán Finger Math được biết đến là phương pháp mới mẻ giúp các bé trong độ tuổi mẫu giáo hoặc mới chập chững bước vào lớp 1 học toán tốt hơn cũng như có hứng thú hơn với bộ môn “khó nhằn” này. Đặc biệt, các bé sẽ nắm được cách thực hiện các phép tính cộng, trừ thành thạo chỉ bằng hai bàn tay mà vẫn cho ra kết quả chính xác trong vòng một nốt nhạc. Trong bài viết dưới đây, POPS Kids Learn sẽ giúp ba mẹ hướng dẫn bé học toán bằng ngón tay trong phạm vi 100 cực kì chính xác và đơn giản. Mời ba mẹ tham khảo!

Phương pháp dạy bé học toán Finger Math là gì?

Phương pháp học toán Finger Math (hay còn gọi là học toán bằng ngón tay) là một trong những phương pháp dạy bé học toán trong độ tuổi mẫu giáo và Tiểu học. Với phương pháp Finger Math, trẻ chỉ cần sử dụng 10 ngón tay mà không cần đến sự trợ giúp nào nhưng vẫn tính nhẩm được đúng kết quả của các phép toán cộng trừ trong phạm vi 100. Làm toán bằng ngón tay cũng được xem là phương pháp tính toán “siêu việt” nhanh như máy tính dành cho các bé tiểu học được ưa chuộng nhất hiện nay.

dạy bé học toán finger math
Với Finger Math, bé sẽ làm toán bằng đôi bàn tay của mình mà không cần đến bất kỳ sự trợ giúp nào

Học toán theo phương pháp Finger Math đã và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng vào chương trình giáo dục như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc Australia… và đạt được kết quả rất tốt.

Ưu điểm vượt trội của phương pháp học toán Finger Math đếm bằng ngón tay

Ở cấp Tiểu học, các em học sinh lớp từ lớp 1 đến lớp 3 sẽ phải thành thạo các phép tính cộng trừ bằng phương pháp tính nhẩm. Tuy nhiên, không phải em nào cũng có thể làm toán nhanh và chính xác, nhất là khi con số vượt qua đơn vị 10. Bên cạnh đó, phương pháp học truyền thống cũng chỉ hướng dẫn các em đếm từ 1 đến 10 tương ứng với 10 ngón tay. Thế nhưng, với phương pháp toán ngón tay Finger Math, bé có thể đếm và làm toán dễ dàng với những ưu điểm vượt trội sau:

  • Phát triển tư duy lẫn thể chất: thao tác tính toán của Finger Math chủ yếu dựa vào các ngón tay nên bé sẽ học được cách phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cơ thể với tư duy. Điều này không chỉ giúp cho 2 bán cầu não hoạt động cân bằng mà còn tăng sự yêu thích đối với môn toán, giúp bé không còn sợ tính toán.
  • Cộng trừ liên tiếp trong phạm vi 100: ưu điểm vượt trội của phương pháp học toán đếm ngón tay còn nằm ở chỗ bé có thể cộng trừ không chỉ 1 mà liên tiếp nhiều số có hai chữ số với nhau (miễn là kết quả của chuỗi phép tính không vượt quá 100 đơn vị). Tuyệt vời nhất là kết quả thu được luôn chính xác 100% nhờ cách làm cực kì đơn giản, không hề đòi hỏi tư duy vượt quá độ tuổi.
  • Tính toán nhanh và chính xác: ưu điểm này giúp các con tự tin vào bản thân hơn. Ngoài ra, bé có thể vừa học, vừa chơi đùa với những con số mà không cảm thấy áp lực so với cách học tính nhẩm thông thường.
  • Nuôi dưỡng tình yêu toán học: Với phương pháp học toán Finger Math con dễ dàng học toán hơn từ đó yêu thích môn học. Yêu thích môn học ngay từ những ngày đầu sẽ giúp con học tốt hơn trong tương lai. Bố mẹ sẽ không phải đau đầu vì con chán ghét môn Toán. Môn Toán từng là nỗi sợ hãi của rất nhiều bạn học sinh. Điều này cũng khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu tìm cách giải quyết.
  • Áp dụng cho mọi lứa tuổi: Finger Math là phương pháp toán học hiệu quả và có thể áp dụng được với tất cả các em học sinh, nhất là các bé chậm và yếu môn toán.

>>> Ngoài thời gian học ở lớp thì việc các ba mẹ thường xuyên kèm cặp bé học số thêm ở nhà cũng là một cách rèn luyện hiệu quả. Cùng POPS Kids tham khảo một số phương pháp dạy bé học số đơn giản mà cực hiệu quả để các quý phụ huynh áp dụng cho con của mình.

Hiện tại POPS Kids Learn đang có chương trình ưu đãi dành cho các khóa học Toán, ba mẹ hãy nhanh chóng đăng ký cho bé nhé

ưu đãi trong tay

Các quy ước của phương pháp học toán tư duy Finger Math

Muốn dạy bé học toán bằng ngón tay dễ dàng nhờ phương pháp Finger Math, trước hết ba mẹ phải nằm lòng theo 3 quy ước sau:

Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái

Với phương pháp này, bàn tay phải đại diện cho chữ số hàng đơn vị, còn bàn tay trái sẽ đại diện cho chữ số hàng chục. Quy ước bàn tay trong phương pháp Finger Math là nền tảng vững chắc giúp bé học đếm số thành thạo.

Quy ước của bàn tay phải (đại diện cho hàng đơn vị)

  • Số 0: bàn tay nắm lại
  • Số 1 tương ứng ngón trỏ
  • Số 2 tương ứng 2 ngón: ngón trỏ, ngón giữa
  • Số 3 tương ứng 3 ngón: ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út
  • Số 4 tương ứng 4 ngón: ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út
  • Số 5 tương ứng ngón cái.

Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có:

  • Số 6 tương ứng 2 ngón: ngón cái và ngón trỏ
  • Số 7 tương ứng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa
  • Số 8 tương ứng 4 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út
  • Số 9 tương ứng 5 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út.

Lưu ý rằng khi chuyển từ số 4 qua số 5, phụ huynh hướng dẫn bé phải nắm các ngón tay số 1, 2, 3, 4 lại.

cách học toán finger math
Để học Finger Math, bé cần phải nắm rõ quy tắc tay trái và tay phải

Quy ước của bàn tay trái (đại diện cho hàng chục)

  • Số 0: bàn tay nắm lại
  • Số 10 tương ứng ngón trỏ
  • Số 20 tương ứng 2 ngón: ngón trỏ, ngón giữa
  • Số 30 tương ứng 3 ngón: ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út
  • Số 40 tương ứng 4 ngón: ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út
  • Số 50 tương ứng ngón cái.

Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có:

  • Số 60 tương ứng 2 ngón: ngón cái và ngón trỏ
  • Số 70 tương ứng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa
  • Số 80 tương ứng 4 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út
  • Số 90 tương ứng 5 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út.

Cách biểu thị số: xòe ngón tay ở bàn tay phải thể hiện chữ số đơn vị. Xòe ngón tay ở bàn tay trái để thể hiện chữ số hàng chục.

phương pháp học toán finger math
Quy ước bàn tay trái trong phương pháp học toán bằng ngón tay

Ví dụ: Muốn biểu thị số 67, các bé phải xòe đồng thời ngón cái + ngón trỏ + ngón giữa ở bàn tay phải và ngón cái + ngón trỏ ở tay trái.  Như vậy, để biết số có 2 chữ số, các em sẽ dùng tay phải cho chữ số hàng đơn vị, sau đó mới ghép với tay trái ở chữ số hàng chục.

Để có thể thành thạo quy tắc bài tay trái, bàn tay phải trong phương pháp học toán Finger Math không phải ngày một ngày hai mà phụ huynh sẽ mất khá nhiều thời gian để tập luyện cùng bé.

Quy ước trong phép cộng

Quy tắc của phép phép cộng: Cộng 1 đơn vị thì xòe 1 ngón tay, khi xòe đến ngón cái thì gập cái ngón còn lại vào. Cộng hàng chục trước rồi mới cộng đến hàng đơn vị. Khi đã xòe hết các ngón tay bên phải (hàng đơn vị) mà vẫn phải cộng tiếp thì gập lại hết các ngón tay phải, quay lại số 0 và xòe thêm 1 ngón bên tay trái để biểu thị phép tính đã cộng thêm 10.

Để hiểu rõ cách thực hiện phép cộng trong học toán thông minh Finger Math, ba mẹ cho bé thực hiện theo 3 ví dụ sau:

Ví dụ 1: Để thực hiện phép tính đơn giản là 3 + 2, ba mẹ hướng dẫn bé làm theo 3 bước sau:

  • Bước 1: xòe 3 ngón tay ở bàn tay phải gồm ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út để tượng trưng cho 3 (đơn vị).
  • Bước 2: cộng thêm 2 đơn vị, bé sẽ phải tiếp tục xòe 2 ngón là ngón út + ngón cái. Tuy nhiên, khi ngón cái xòe ra đồng nghĩa với 4 ngón còn lại phải thu về hết (gập lại). Nói một cách dễ hình dung hơn thì khi biểu thị số 5, hình dạng bàn tay phải của bé sẽ giống với icon like.
  • Bước 3: đọc kết quả: phép tính kết thúc, chúng ta đọc được số 5. Vậy 3 + 2 = 5.

Ví dụ 2: Để thực hiện phép tính 4 + 3, tiếp tục hướng dẫn bé làm theo 3 bước sau:

  • Bước 1: xòe 4 ngón tay ở bàn tay phải gồm ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út + ngón út để tượng trưng cho 4 (đơn vị).
  • Bước 2: cộng thêm 3 đơn vị, bé làm theo thứ tự: xòe tiếp ngón cái → khi ngón cái xòe ra đồng nghĩa với 4 ngón còn lại phải thu về hết (ta được 1 đơn vị) → xòe tiếp ngón cái + ngón giữa (được 2 đơn vị còn lại cần cộng). 
  • Bước 3: đọc kết quả: bé đếm theo số ngón tay đang được giơ lên gồm ngón cái + ngón trỏ + ngón giữa → đọc theo thứ tự 5 → 6 → 7. Phép tính kết thúc. Vậy 4 + 3= 7.

Ví dụ 3: Để thực hiện phép tính 34 + 57, ba mẹ hướng dẫn bé làm theo 3 bước sau:

  • Bước 1: phân tích bài toán 34 + 57 = 34 + 50 +7. Đầu tiên xòe 3 ngón tay ở bàn tay trái gồm ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út để biểu thị số 30 (đơn vị). Tay phải xòe 4 ngón gồm ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út + ngón út để biểu thị 4 (đơn vị). Ta có số 34.
  • Bước 2: Cộng thêm 50 đơn vị. Vì tay trái biểu thị hàng chục nên bé đếm cộng thêm lần lượt 5 đơn vị vào. Lúc này tay trái bé có 4 ngón là ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út + ngón cái.
  • Bước 3: Cộng 7 đơn vị. Bé xòe tiếp sao cho đủ 7 đơn vị lần lượt như sau:
    • +1 đơn vị: bé xòe ngón cái bên tay phải và gập 4 ngón còn lại để biểu thị số 5
    • +4 đơn vị: bé xòe tương ứng ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út + ngón út → Bàn tay đã xòe cả 5 ngón
    • +1 đơn vị: Tay trái đã hết số nên bé phải gập hết các ngón lại để biểu thị số 0, đồng thời Bé xòe ngón tay út bên bàn tay trái để biểu thị cộng 1 đơn vị hàng chục
    • + 1 đơn vị: Tay trái xòe ngón tay phải biểu thị số 1.
  • Bước 4: phép tính kết thúc, chúng ta có 5 ngón tay trái, tay phải xòe ngón trỏ, đọc kết quả là 91. Vậy 34 + 57 = 91.

Quy ước trong phép trừ

Quy tắc của phép trừ: Trừ 1 đơn vị thì gập 1 ngón tay, khi ngón cái gập (co lại/thu về) thì bốn ngón còn lại sẽ phải xòe (duỗi) ra. Trừ hàng chục trước rồi mới trừ đến hàng đơn vị. Khi đã gập hết các ngón tay bên phải (hàng đơn vị) mà vẫn còn phải trừ thì xòe lại hết các ngón tay phải, quay lại số 9 và gập thêm 1 ngón bên tay trái để biểu thị phép tính đã trừ đi 10.

Để hiểu rõ cách thực hiện phép trừ trong học toán bằng Finger Math, ba mẹ cho bé thực hiện theo ví dụ sau:

Ví dụ 1: để thực hiện phép tính đơn giản là 17 – 14, ba mẹ hướng dẫn bé làm theo 3 bước sau:

  • Bước 1: xòe 1 ngón tay trỏ ở bàn tay trái (1 chục) + 3 ngón tay phải gồm ngón cái + ngón trỏ + ngón giữa để tượng trưng cho 7 (đơn vị). Ta có số 17.
  • Bước 2: Phân tích bài toán: 17 – 14 = 17 – 10 – 4
  • Bước 3: Thực hiện phép tính: 17 – 10 → bé sẽ gập ngón trỏ bên tay trái lại → còn lại 7 (đơn vị) với 3 ngón bên tay phải.
  • Bước 4: Thực hiện phép trừ ở hàng đơn vị:  7 – 4 → lần lượt gập đủ 3 ngón gồm ngón giữa + ngón trỏ + ngón cái → đến đây khi các ngón tay đã gập vào hết (trong đó có ngón cái) thì xòe 4 ngón gồm ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út + ngón út → gập ngón cuối cùng là ngón út là bé đã trừ đủ 4 đơn vị.
  • Bước 5: đọc kết quả: trên bàn tay phải chỉ còn lại 3 ngón gồm ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út. Vậy 17 – 14 = 3.
bé học toán finger math

Lấy ví dụ và thực hành sẽ giúp bé hiểu rõ hơn về các quy tắc của phép cộng, trừ theo phương pháp học toán Finger Math

Ví dụ 2: để thực hiện phép tính 77 – 42, ba mẹ hướng dẫn bé làm theo 3 bước sau:

  • Bước 1: phân tích phép tính 77 – 42 = 77 – 40 – 2
  • Xòe 3 ngón tay ở bàn tay trái gồm: ngón cái + ngón trỏ + ngón giữa kết hợp 3 ngón bên bàn tay phải gốm ngón cái + ngón trỏ + ngón giữa để biểu thị số 77.
  • Bước 2: Phép tính 77 – 40 được thực hiện như sau: bé sẽ gập lần lượt ngón giữa + ngón trỏ + ngón cái bên bàn tay trái → khi ngón cái đã gập lại thì đồng thời phải xòe 4 ngón còn lại ra → tiếp tục gập ngón út bên tay trái. Vậy là chúng ta đã gập đủ 4 ngón tay tượng trưng cho việc trừ 40.
  • Bước 3: Tiếp tục trừ 2 đơn vị → lần lượt gập đủ 2 ngón bên tay phải gồm ngón giữa + ngón trỏ.
  • Bước 4: trên bàn tay phải còn lại 3 ngón gồm ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út. Tay trái còn ngón cái. Đọc kết quả chúng ta có số 35. Vậy 77 – 42 = 35.

>>> Trong thời đại công nghệ 4.0, việc học tập trên các thiết bị điện tử dần trở nên phổ biến và được đông đảo phụ huynh cũng như các em học sinh lựa chọn. Riêng đối với môn toán, ngoài các khóa học trực tuyến thì trên thị trường công nghệ hiện nay còn xuất hiện thêm các app học toán. Tìm hiểu ngay “App học toán – công cụ hỗ trợ đắc lực ở thời đại 4.0” để giúp bé tiếp cận với toán dễ dàng hơn!

Quy trình 3 bước dạy bé học toán Finger Math

Dưới đây là 3 bước hướng dẫn bé học toán Finger Math tại nhà cho ba mẹ có thể tham khảo:

  • Bước 1: Dạy bé đếm từ 1 đến 9 và tăng dần mức độ khó đến khi nào bé có thể tự đếm thành thạo từ 0 đến 100.
  • Bước 2: Dạy trẻ nắm vững quy tắc bàn tay trái và bàn tay phải.
  • Bước 3: Sau khi bé thành thạo hai phần kiến thức, ba mẹ mới bắt đầu dạy con về quy tắc cộng, trừ.

Đây là quy trình chung khi dạy bé cách làm toán bằng ngón tay. Khi dạy bé tại nhà, ba mẹ cũng nên linh hoạt các bước để phù hợp hơn với khả năng tiếp thu của từng bé nhé!

Những thắc mắc thường gặp khi ba mẹ cho trẻ học toán Finger Math

Phụ huynh cần lưu ý những gì dạy bé học toán Finger Math?

Ba mẹ cần lưu ý khả năng tiếp thu của bé ở giai đoạn mẫu giáo và Tiểu học rất nhanh nhạy nhưng khả năng tập trung lại khá thấp. Do vậy, ba mẹ có thể kết hợp vừa học vừa chơi để kích thích sự hào hứng học tập của con. Theo đó, chỉ cần cho bé 30 phút mỗi ngày (từ 6 đến 8 tuổi) là sau 2 tuần các con đã có thể tính toán thành thạo. 

Bên cạnh đó, việc giáo dục con nói chung, dạy toán tư duy nói riêng với bất kỳ bé nào và bất kỳ độ tuổi nào cũng đều cần có thời gian và quá trình. Thế nên khi đã quyết định dạy cho bé học thì ba mẹ cần kiên trì với con.

học toán theo phương pháp finger math
Kết hợp việc học và chơi phù hợp sẽ giúp bé hào hứng hơn khi học toán bằng ngón tay

Để có thể dạy Finger Math đúng cách và đạt hiệu quả thì ba mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về phương pháp này. Phụ huynh có thể tìm hiểu cách dạy qua youtube, website, đọc sách về Finger Math,… Hoặc nếu như ba mẹ cảm thấy không đủ tự tin về khả năng truyền đạt, kiến thức hoặc quá bận rộn thì có thể tìm kiếm các trung tâm dạy toán bằng ngón tay để cho con trải nghiệm.

Hiện nay, ngoài các trung tâm giáo dục thì còn có rất nhiều khóa học Finger Math online tại nhà không chỉ tiết kiệm thời gian đưa đón mà vẫn bảo đảm được chất lượng dạy và học vì ba mẹ có thể theo dõi, quan sát quá trình bé học tập ngay tại nhà mỗi ngày.

Giữa Finger Math và Soroban, mẹ nên cho bé học phương pháp nào?

Hiện nay, ngoài Finger Math thì có rất nhiều ba mẹ quan tâm đến phương pháp học toán tư duy thông minh Soroban. Thế nhưng, đa phần các bậc phụ huynh sẽ phân vân không biết nên cho con học theo phương pháp nào cho hiệu quả.

cách dạy bé học toán finger math
Kết hợp Soroban và Finger Math hợp lý sẽ giúp bé học toán tốt hơn

Sự thật là Fingermath và Soroban không phải là hai phương pháp học bù trừ, hay học Fingermath thì không được học toán Soroban và ngược lại. Ngoài ra, cả 2 phương pháp toán tư duy này hoàn toàn không mâu thuẫn với nhau mà phụ huynh có thể cho các bé nếu học cả hai nếu ba mẹ biết lồng ghép đúng cách.

Học toán với ngón tay Fingermath là phương pháp toán tư duy đến từ Hàn Quốc, còn tính toán bằng bàn tính Soroban lại có xuất xứ từ Nhật Bản. Tuy vậy, cả 2 phương pháp này đều có những mục tiêu chung đó là: rèn luyện khả năng tính toán và tính nhẩm; rèn luyện mức độ tập trung; tăng khả năng tính tư duy,…

Khi nào nên học Fingermath và khi nào nên học Soroban ?

Với Fingermath

Các bậc phụ huynh có bé từ 2 đến 3 tuổi là đã có thể cho con làm quen và học thử phương pháp học toán đếm ngón tay. Học càng sớm càng tốt vì nó sẽ là nền tảng vững chắc về tính toán, tư duy và rèn luyện khả năng tập trung cho bé sau này.

Đối với các bé từ 5 tuổi trở lên hoặc đã bước vào Tiểu học, ba mẹ có thể cân nhắc cho bé làm quen với bàn tính Soroban. Tuy nhiên, nếu trong quá trình học Soroban mà bé không theo kịp hoặc khó tiếp thu thì phụ huynh hãy cho bé học trước với Fingermath để rèn luyện dần khả năng tập trung, hình thành tư duy tính toán trước.

Bên cạnh đó, đối với các bé chậm về tính toán hoặc đã lên lớp mẫu giáo 5 tuổi, lớp 1 mà học toán yếu, tính toán chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa thì ba mẹ nên cho bé học toán bằng ngón tay.

Với Soroban

học toán bằng phương pháp finger math
Ngoài Finger Math, ba mẹ có thể kết hợp cho bé học thêm toán tư duy với bàn tính Soroban

Phương pháp Soroban luôn khuyến khích các bé từ 5 tuổi trở lên hoặc những em học sinh nào đã có thể mặt số tham gia học Soroban. Những bé nào đã học toán bằng ngón tay mà lại biết chữ số thì khi học với bàn tính Soroban sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Giới hạn tuổi của phương pháp Soroban thông thường là 12 tuổi nhưng nếu thấy trẻ tiếp thu chậm hơn thì ba mẹ có thể học tới khi nào thành thạo. Hoặc bé có niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn này thì hãy cho bé học nâng cao thêm với những con số lớn hơn, tốc độ tính toán nhanh hơn.

>>> Xem thêm: Trẻ thông minh hơn khi được tiếp cận với toán Soroban

Trên đây là những chia sẻ của POPS Kids Learn xoay quanh chủ đề học toán Finger Math hay còn gọi là học toán ngón tay cho bé. Hy vọng qua bài viết này, phụ huynh chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp học toán tư duy bằng ngón tay cũng như giải đáp được các thắc mắc liên quan đến Finger Math. Chúc ba mẹ thành công!

Khóa học cho bé chuẩn bị vào lớp 1 tại POPS Kids Learn sẽ dạy bé cách tự lập kế hoạch học tập cho bản thân; giúp các con tập làm quen với nề nếp, kỷ cương của môi trường Tiểu học. Ngoài giáo trình dạy chữ và học tính toán cơ bản, các giáo viên tại đây sẽ giúp bé và ba mẹ nhận ra được điểm mạnh của trẻ để có thể đưa ra phương pháp học tập hiệu quả nhất. Còn chần chừ gì mà không truy cập POPS Kids Learn ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *