Mẹo Dạy Bé Học Toán Cộng Trừ Lớp 1 Và Tổng Hợp Các Bài Toán
Việc bắt đầu dạy cho bé học và luyện tập những bài toán cộng trừ lớp 1 không phải là vấn đề đơn giản đối với các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để con trẻ có thể thực hành các bài toán cộng trừ lớp 1, biết cách điền kết quả vào bảng cộng trừ toán lớp 1? Hãy cùng POPS Kids Learn tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Xem nhanh
- Cần lưu ý những điều này gì khi dạy trẻ học phép tính cộng trừ lớp 1?
- Các bước giúp bé giải bài toán cộng trừ lớp 1
- Mách ba mẹ một vài mẹo nhỏ cách dạy con học toán cộng trừ lớp 1 hiệu quả
- Lợi ích của việc dạy toán theo đúng phương pháp cho trẻ
- Tác hại trong việc dạy toán sai phương pháp
- Tổng hợp các bài tập toán cộng trừ lớp 1
Cần lưu ý những điều này gì khi dạy trẻ học phép tính cộng trừ lớp 1?
1. Dạy bé cộng trừ lớp 1: Không nên đặt nặng vấn đề phải ghi nhớ nhanh
Khi dạy bé học phép cộng trừ lớp 1, có không ít ba mẹ nôn nóng muốn con mình phải tiếp thu bài thật nhanh. Tuy nhiên, đây lại là một quan điểm sai lầm mà ba mẹ nên tránh. Bước đầu tiên khi học phép tính cộng lớp 1 hay phép tính trừ lớp 1 thì phụ huynh phải để bé yêu làm quen con số trước đã. Để bé ghi nhớ các con số cũng như vị trí đứng của chúng thì ba mẹ có thể dạy thông qua các trò chơi đơn giản.
Nhưng đối với các bé lần đầu thấy cũng như làm quen với những con số thì lại là 1 thử thách không hề dễ dàng. Bởi vậy, ba mẹ cần hướng dẫn cả lý thuyết lẫn thực hành cho trẻ một cách thật chậm rãi và đơn giản nhất. Để bé yêu có thể tiếp thu một cách nhanh chóng những bài toán cộng trừ thật hiệu quả.
2. Toán lớp 1 cộng trừ: Đảm bảo không gian học cho trẻ
Một điều cần lưu ý nữa là ba mẹ nên đảm bảo không gian học cho bé yêu, đặc biệt là tạo không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng. Đa số các bé khi mới bước vào lớp 1 đều ham chơi hơn là ngồi một chỗ và chịu dành thời gian để học tập một cách nghiêm túc. Vì vậy, phụ huynh không nên ép buộc các con phải học liền khi bé đang bị lôi cuốn vào một trò chơi giải trí nào đó. Thay vào đó, ba mẹ nên quy định thời gian giải trí cho trẻ là bao nhiêu phút sau đó mới vào học, để bé có tinh thần thoải mái trước khi bắt đầu vào học.
Không nên ép bé học khi đang mệt mỏi hoặc trong trạng thái buồn ngủ, quả thật điều này thật sự không tốt. Việc ba mẹ dẫn dắt bé vào môn Toán lớp 1 là việc tương đối khó với trẻ, nếu sự bắt đầu này không thuận lợi sẽ gây ra sự khó chịu cho bé, trẻ sẽ chán học ngay. Vậy nên khi thấy bé mệt mỏi hoặc đang buồn ngủ thì trẻ đã không tiếp thu kiến thức được nữa đâu nhé!
3. Không nên lạm dụng thói quen tính nhẩm bằng cách đếm ngón tay
Có không ít các bậc phụ huynh hay sử dụng cách dạy này, tuy nhiên phương pháp dạy các phép tính cộng trừ lớp 1 bằng ngón tay lại không được khuyến khích. Bởi vì cách dạy này sẽ hình thành thói quen xấu cho bé, khi những phép toán lớp 1 cộng trừ trong phạm vi 10 hoặc toán lớp 1 cộng trừ trong phạm vi 20 bé có thể sử dụng một cách dễ dàng. Nhưng khi đối mặt với những con số lớn hơn như toán lớp 1 cộng trừ trong phạm vi 100 sẽ khiến bé yêu của ba mẹ trở nên khó khăn khi xử lý.
4. Không dạy trẻ khi ba mẹ đang có trạng thái không tốt
Muốn trẻ học và thực hành tốt những bài toán cộng trừ lớp 1, ba mẹ không chỉ đảm bảo không gian học thoải mái, giữ tinh thần của của bé được vui vẻ mà phần lớn những yếu tố này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống và cách dạy của người lớn. Và quan trọng nhất vẫn là tâm trạng của ba mẹ trước khi bắt đầu ngồi vào bàn học và dạy học cho con. Hãy lưu ý đừng để trạng thái không tốt của mình ảnh hưởng khi dạy bé học.
Một điều dễ thấy là nếu ba mẹ mang tâm trạng bực bội, nóng nảy thì chắc chắn sẽ rất dễ la mắng các con, hoặc thậm chí là bực tức đập bàn,… Những hành động này càng khiến trẻ trở nên sợ hãi và ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm toán, từ đó dẫn tới việc học sẽ không hiệu quả như mong đợi.
Các bước giúp bé giải bài toán cộng trừ lớp 1
Để giúp bé có thể hiểu rõ hơn về môn toán học, làm được những bài toán cộng trừ lớp 1 cũng như nhận thức được môn toán ngay khi bước vào ngưỡng cửa tiểu học thì ba mẹ nên làm theo các bước như dưới đây:
Bước 1: Giúp cho bé hiểu ý nghĩa của các con số:
Ba mẹ nên giúp con phát triển về cảm nhận thật tốt về các con số trước khi cho bé làm quen với bất kỳ phép toán cộng trừ lớp 1 nào. Điều này giúp bé yêu hiểu được ý nghĩa của những con số trước khi biết về khái niệm cộng trừ phức tạp. Lý do là vì các phép toán cộng trừ lớp 1 cũng sẽ trở nên khó hiểu đối với bé nếu trẻ không hiểu và cảm thấy lạ lẫm đối với các con số.
Ví dụ: ba mẹ cũng có thể hỏi bé có bao nhiêu cách để trẻ có thể tạo ra con số 6. Khi đó, bé sẽ phải trả lời với những cặp số như: 0 – 6, 5 – 1, 4 – 2, 3 – 3,…. Với phương pháp giải thích như ví dụ trên sẽ giúp trẻ hiểu hơn về các con số và phép cộng.
Bước 2: Dạy bé về cách đếm nhảy
Ví dụ, ba mẹ có thể cho trẻ làm quen với đề toán cộng trừ lớp 1 bằng cách đố bé đếm cách 2 đơn vị để tạo thành một dãy số có quy tắc. Chẳng hạn 0, 2, 4, 6, 8, 10,…. Với những dãy số “nhảy” có quy tắc sẽ giúp cho trẻ hiểu được rằng nếu cộng với từng ấy đơn vị với nhau sẽ có được kết quả là các số tiếp theo, và ngược lại nếu trừ sẽ có được hiệu là các số trước đó.
Bước 3: Sử dụng với công cụ hỗ trợ
Ba mẹ và bé có thể dùng tất cả các đồ vật quen thuộc để làm công cụ hỗ trợ lúc học toán, nhất là các phép toán nâng cao hơn một chút như toán lớp 1 cộng trừ hai chữ số để trẻ dễ hiểu về khái niệm cộng trừ.
Ví dụ: ba mẹ hãy đưa trẻ với 12 viên bi và bảo bé lấy thêm 3 viên bi khác, sau đó hãy hỏi bé xem giờ con có tổng cộng bao nhiêu viên bi, cứ như thế bé có thể học làm theo với các phép tính cộng một cách đơn giản nhất.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên khuyến khích cho bé sử dụng trí tưởng tượng, như với phép trừ, hãy để trẻ tự tưởng tượng ra có 3 chiếc xe ô tô đồ chơi và 1 chiếc xe chạy ra ngoài thì sẽ còn bao nhiêu chiếc xe trong đó.
Bước 4: Những thủ thuật thú vị
Để làm tốt các dạng toán cộng trừ lớp 1, các bậc phụ huynh nên kết hợp với những thủ thuật thú vị trong toán học để giúp cho bé luôn có hứng thú với các phép tính cộng trừ. Ví dụ: ba mẹ có thể sử dụng số 0 để đố vui xem bé có biết kết quả giữa 0 với các phép tính cộng hay không. Theo đó, mặc dù chưa dạy bé những số lớn hơn phạm vi 20 nhưng hãy sử dụng con số thật “khủng” như 100 + 0, 200 + 0, 100 – 0,… để hỏi bé bằng bao nhiêu, khi áp dụng cách dạy này sẽ giúp bé thấy thú vị học toán rất nhiều.
Bước 5: Thay đổi về hình thức học
Kể cả khi bé học những phép toán đơn giản như toán cộng trừ 2 chữ số lớp 1, thậm chí là toán cộng trừ lớp 1 nâng cao thì phương pháp tối ưu là nên cho bé luyện tập làm quen với những bài tập toán cộng trừ lớp 1 thường xuyên dạng vừa chơi vừa học với những trò chơi bổ ích để trẻ không bị nhàm chán. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên thực hiện với các phép tính cộng trừ theo một số cách thông thường như: que, bảng tính, thẻ,… Nâng cao lên một chút, ba mẹ hãy thử giới hạn về thời gian làm bài tập để xem khả năng bé có thể tính toán đến mức độ như thế nào đồng thời có thể thay đổi không khí giúp trẻ trở nên hào hứng hơn.
Phụ huynh nên chú ý: không nên dạy bé lạm dụng cách làm toán bằng đếm ngón tay, bởi chúng sẽ trở thành thói quen xấu khó bỏ trong tương lai và khiến bé mãi bị phụ thuộc. Mặc dù với chiến lược học tập này mang lại hiệu quả cao trong thời gian đầu song nó chỉ phát phát huy tác dụng đối với các phép tính nhỏ. Khi lên tới con số lớn trẻ gặp phải thì sẽ trở thành “bế tắc”.
Mách ba mẹ một vài mẹo nhỏ cách dạy con học toán cộng trừ lớp 1 hiệu quả
Ba mẹ nên hướng dẫn các bé học toán hiệu quả hơn bằng cách đưa ra những ví dụ gần gũi. Thêm vào đó là giới thiệu cho bé hiểu về ý nghĩa của phép cộng là thêm và trừ là bớt lại. Khi bé đã thực sự thành thạo hãy nâng dần độ khó, ví dụ như bài tập toán lớp 1 cộng trừ phạm vi 10 trước rồi mới cho bé tập làm quen với bài tập toán lớp 1 cộng trừ phạm vi 20. Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp cho việc dạy bé học toán nhàn tênh hơn, ba mẹ tham khảo nhé!
Mẹo thứ nhất: dùng những viên kẹo làm câu hỏi làm toán cho bé
Hãy hỏi bé những câu đơn giản như: “Bây giờ con có 2 cái kẹo, mẹ cho con thêm 3 cái nữa thì con có bao nhiêu cái kẹo nào” hoặc “Con có 5 viên kẹo, con cho bạn 2 viên kẹo thì trong tay con còn lại bao nhiêu viên kẹo nhỉ?”. Và sau đó gợi ý bé tìm đáp án bằng cách áp dụng phép tính cộng trừ từ các câu hỏi tương tự nhưng con số sẽ tăng lên một chút để kích thích bé tư duy một cách dễ dàng.
Mẹo thứ hai: Dạy bé làm toán bằng các đồ vật có sẵn trong nhà
Như đã nói ở trên, các bậc phụ huynh nên sử dụng tất cả các đồ vật, đồ dùng học tập quen thuộc trong nhà để làm công cụ hỗ trợ học toán. Chẳng hạn như ba mẹ đưa bé 1 cây bút chì và bảo trẻ hãy lấy thêm 1 cây bút chì tương tự nữa. Sau đó hỏi giờ trong tay con đang giữ tổng cộng bao nhiêu cây bút tất cả. Nếu bé cảm thấy nhàm chán thì hãy thay bằng những món đồ chơi bé yêu thích và hỏi những câu hỏi tương tự cho bé trả lời.
Mẹo thứ ba: Học tốt sẽ có thưởng
Áp dụng việc học tốt sẽ được nhận phần hưởng sẽ rất hiệu quả bởi hầu hết các bé sẽ rất thích điều này,. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy tận dụng triệt để bằng cách cho trẻ nhận quà là kẹo, bánh, món đồ chơi nhỏ… mỗi khi bé làm xong tất cả các bài tập hoặc vượt qua thử thách như làm được các phép toán cộng trừ có nhớ lớp 1. Hãy thử áp dụng theo cách này mà xem, đảm bảo bé yêu của ba mẹ sẽ vô cùng hứng thú học toán ngay đấy!
Mẹo thứ tư: Khuyến khích bé sử dụng trí tưởng tượng
Đối với phép trừ, nhất là khi bé bắt đầu học các bài toán cộng trừ có nhớ lớp 1, ba mẹ nên khuyến khích trẻ sử dụng trí tưởng tượng phong phú vốn có của mình để đi tìm đáp án. Ví dụ như có 21 con trâu trong chuồng, sau đó có 9 con đi ra ngoài thì sẽ còn lại bao nhiêu con ở trong chuồng?
Ba mẹ cũng lưu ý là nên đặt những câu hỏi đơn giản và gần gũi nhất sao cho bé có thể tập tư duy phản xạ một cách nhanh nhất.
Bật mí cho các ba mẹ có thể cho bé tham gia học toán với các khóa học toán online tại POPS Kids Learn. Tại đây, các thầy cô giáo sẽ giúp các bé tiếp thu các kiến thức liên quan đến toán học một cách tự nhiên, thoải mái nhất mà không hề có cảm giác bị gò bó hay ép buộc.
Lợi ích của việc dạy toán theo đúng phương pháp cho trẻ
- Toán học chính là môn thể thao trí tuệ được sử dụng cho bộ não của trẻ, nếu áp dụng đúng cách sẽ giúp tạo ra một “vận động viên” tốt.
- Phụ huynh nên rèn luyện cho bé thêm về thói quen tập trung,nhất là tăng cường việc tư duy và giải quyết vấn đề khi biết đưa ra các biện pháp ngay khi bản thân bé hoặc ai đó gặp khó khăn.
- Không chỉ đối với toán học mà còn đối với những lĩnh vực khác, nếu bé biết giải quyết với những con số nhanh gọn thì tư duy và khả năng giải quyết vẫn đề cũng được nâng cao.
- Tương lai của bé sẽ rộng mở hơn và có thê rất nhiều cơ hội mỗi khi tham gia vào các kỳ thi về Toán học.
- Khi lên lớp lớn hơn, bé sẽ không lo bị mất kiến thức vì bản thân đã được trang bị nền tảng toán học đầy đủ và vững chắc.
Tác hại trong việc dạy toán sai phương pháp
- Sợ học: với tác hại đầu tiên mà ba mẹ nào cũng có thể dễ dàng thấy được đó chính là việc học nâng cao quá sức tiếp thu sẽ khiến cho trẻ sợ phải học Toán và đối mặt với những con số.
- Mất đi tư duy, sáng tạo: mỗi khi học với bất kể thứ gì đó với khối lượng quá nhiều, bắt trẻ luyện đi luyện lại nhiều theo cùng một dạng đề thì dần theo thời gian các em nhỏ sẽ như trở thành một cái máy. Theo đó, mỗi khi cứ gặp phải những dạng toán dạng ghép công thức thì khiến cho trẻ lao vào bước đường cùng, cứ như vậy lâu dần trẻ sẽ “đánh cắp” đi tư duy và sự sáng tạo vốn có của trẻ.
- Ngại tiếp thu với cái mới: ba mẹ có thể thử hình dung với một học sinh Tiểu học mà đã được trang bị đầy đủ tất cả các phương pháp của tiểu học để giải thành thạo các dạng toán của học sinh cấp 2. Lúc đó, khi đến bậc THCS bé sẽ lại phải lặp lại với dạng toán đó nhưng với phương pháp giải toán sẽ cao hơn. Và vì vậy, do đã biết cách giải và đã quen với cách giải cũ nên cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều khiến trẻ sẽ ngại đón nhận với kiến thức mới để giải quyết vấn đề của mình.
- Bắt não làm việc quá sức: ba mẹ biết không, bộ não của trẻ cũng giống như một thể lực và đang trong một thời kỳ phát triển. Nếu bắt trẻ làm việc quá sức, suy nghĩ quá nhiều trong thời gian dài thì não cũng sẽ dẫn tới kiệt sức khỏe, bị “còi cọc” và không tránh khỏi sự hạn chế về sự phát triển về sau. Và thực thế đã gặp không ít các trường hợp tự kỷ hoặc thậm chí mất đi khả năng linh hoạt về cuộc sống bởi việc ép học quá sức từ các bậc phụ huynh.
Vì những lý do trên, các bậc phụ huynh nên cho bé học và làm quen với môn toán một cách bài bản, đúng phương pháp. Ngoài ra, điều quan trọng nhất là ba mẹ phải cố gắng đưa ra phương pháp dạy trẻ học toán phù hợp, đúng với khả năng tiếp thu của con mình thì mới hiệu quả và không gây ra hậu quả làm cho các bé chán học. Tuy nhiên, cũng không vì như thế mà khiến trẻ ỷ lại, bị phụ thuộc vào người lớn quá nhiều ba mẹ nhé!
Đón chào tuổi mới POPS Kids Learn với nhiều quà tặng. Hãy đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận nhiều phần quà hấp dẫn nhé!
Tổng hợp các bài tập toán cộng trừ lớp 1
A. Đề toán lớp 1 cộng trừ trong phạm vi 10
1. Tính
1 + 4 =
1 + 2 =
1 + 5 =
2 + 4 =
2 + 7 =
2 + 9 =
3 + 7 =
3 + 6 =
3 + 1 =
4 + 5 =
4 + 2 =
4 + 1 =
5 + 1 =
5 + 2 =
5 + 3 =
6 + 4 =
6 + 3 =
6 + 2 =
7 + 1 =
7 + 0 =
7 + 2 =
8 + 1 =
8 + 2 =
8 + 0 =
9 + 0 =
9 + 1 =
9 + 2 =
10 + 2=
10 + 0 =
10 + 6 =
11 + 2 =
11 + 3 =
11 + 6 =
2. Tính
6 – 3 =
4 – 0 =
5 – 2 =
3 – 3 =
2 – 1 =
5 – 3=
4 – 3 =
4 – 1 =
6 – 4 =
5 – 4 =
5 – 0 =
7 – 2 =
8 – 6 =
9 – 8 =
7 – 2 =
10 – 6 =
8 – 7 =
6 – 6 =
4 – 3 =
7 – 3 =
9 – 8 =
3 – 3 =
5 – 5 =
8 – 4 =
9 – 3 =
5 – 1 =
7 – 7 =
8 – 8 =
2 – 1 =
9 – 4 =
8 – 0 =
3 – 1 =
7 – 5 =
5 – 3 =
3. Tính
6 – 6 =
1 + 6 =
7 – 1 =
5 + 1 =
7 – 3 =
4 + 3 =
9 – 5 =
7 + 3 =
7 + 1 =
2 + 0 =
3 + 0 =
5 – 2 =
6 – 5 =
4 – 4 =
6 + 4 =
8 – 6 =
7 – 6 =
5 + 2 =
6 – 3 =
3 + 6 =
9 – 4 =
7 – 3 =
8 + 1 =
2 – 0 =
7 + 2 =
6 + 4 =
10 + 0 =
9 – 6 =
4 + 4 =
5 + 4 =
3 + 6 =
6 + 1=
8 – 2 =
4. Khoanh vào số nhỏ nhất
8, 2, 10, 11 , 9
11, 19, 15, 8
15, 14, 11, 20
3, 6, 9, 7, 12
12, 10, 11, 15
6, 8, 10, 2, 5
5. Khoanh vào số lớn nhất
8, 2, 10, 11 , 9
11, 19, 15, 8
15, 14, 11, 20
3, 6, 9, 7, 12
12, 10, 11, 15
6, 8, 10, 2, 5
6. Điền <, >, =
5 □ 4
10 □ 17
3 □ 3
5 + 3 □ 6 – 1
8 □ 8
5 □ 5 + 3
12 □ 11
17 □ 13
2 + 5 □ 2 + 5
4 + 4 □ 6 + 2
10 □ 8
4 □ 0
11 + 2 □ 8
12 □ 14
8 – 3 □ 5
7. Vẽ đoạn thẳng theo các số đo sau:
Đoạn AB dài 5cm: ………………………………………………
Đoạn AC dài 4cm: ……………………………………………
Đoạn BC dài 11 cm:…………………………………………
Đoạn AB dài 10 cm: …………………………………………
8. Viết theo thứ tự từ bé đến lớn
8, 4, 11, 12, 9:……………………………………
3, 6, 5, 8, 12:……………………………………
16, 19, 14, 20:……………………………………
6, 19, 10, 1, 8:……………………………………
7, 11, 10, 15:……………………………………
16, 18, 12, 9, 15:……………………………………
18, 11, 13, 9, 12:……………………………………
6, 7, 10, 13, 9, 11:……………………………………
4, 5, 7, 9, 2:……………………………………
9. Tính
1 +……= 6
3 +……= 7
4 +….= 6
….+ 2 = 5
….+ 1 = 8
…..+ 3 = 4
3 +….= 10
6 +……= 14
5 +….= 10
….+ 4 = 4
….+ 7 = 9
…..+ 1 = 6
10. Tính
12 + 4 15 + 5 16 + 3
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
15 + 3 12 + 5 11 + 5
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
11 + 5 14 + 3 11 + 4
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
12 + 5 11 + 1 14 + 2
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
10 + 4 13 + 4 15 + 2
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 11. Huệ có 9 que tính, Linh có 9 que tính. Hỏi cả 2 bạn có tổng cộng bao nhiêu que tính?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 12. Cành trên có 10 con sâu, cành dưới có 3 con sâu. Hỏi có tất cả bao nhiêu con sâu trên cây?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 13. Lớp 1C có 32 bạn, lớp 1A có 39 bạn. Hỏi cả hai lớp có tất cả bao nhiêu bạn?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 14. Tháng trước Hân được 14 điểm 10, tháng này Hân được 10 điểm 10. Hỏi cả hai tháng Hân được tất cả bao nhiêu điểm 10?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 15. Tú có 15 cái kẹo, Hạnh cho Tú thêm 3 cái kẹo nữa. Hỏi Tú có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 16. Lan có 1 chục quyển vở, Lan được thưởng thêm 6 quyển vở nữa. Hỏi Lan có tất cả mấy quyển vở?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 17. Hồng có 2 chục bút bi, mẹ mua thêm cho Hồng 4 bút chì nữa. Hỏi Hồng có tất cả bao nhiêu bút chì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 18. Tổ 1 làm được 21 lá cờ, tổ 2 làm được 1 chục lá cờ. Hỏi cả 2 tổ làm được tất cả bao nhiêu lá cờ?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 19. Hoa có 11 que tính, Hoa được bạn cho thêm 3 que tính. Hỏi Hoa có bao nhiêu que tính?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 20. Trong vườn nhà Baor trồng 25 cây bưởi và 2 chục cây chanh. Hỏi trong vườn nhà Bảo trồng được tất cả bao nhiêu cây?
… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 21:
Viết phép tính thích hợp vào ô trống:
Có: 6 quả bưởi
Ăn: 4 quả bưởi
Còn lại: …quả bưởi?
Bài 22: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Có: 8 con vịt
Thêm: 2 con vịt
Có tất cả: …. con vịt?
Bài 23
Có: 1 cái bánh
Ăn: 4 cái bánh
Còn lại: … cái bánh?
B. Đề toán lớp 1 cộng trừ trong phạm vi 100
Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:
a, Số 53 gồm ……..chục và …….. đơn vị.
A. Gồm 3 chục và 5 đơn vị
B. Gồm 5 chục và 3 đơn vị
C. Gồm 53 chục
D. Gồm 5 chục và 0 đơn vị
b, Số bé nhất trong các số sau là: 33, 11, 80, 17, 67
A. 33
B. 11
C. 80
D. 67
c, Số liền trước của 55 là số nào?
A. 41
B. 54
C. 51
D. 56
d, Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 25, 79, 16, 69, 90
A. 16, 25, 79, 90, 69
B. 16, 25, 69, 79, 90
C. 90, 79, 69, 25, 16
D. 90, 79, 69, 16, 25
e, 50cm + 10cm = …………
A. 80cm
B. 40cm
C. 60cm
D. 70cm
Bài 2: Viết số:
Hai mươi chín……….. Năm mươi tư……….. Chín mươi ba…………
Bảy mươi hai………. Sáu mươi lăm……….. Bốn mươi chín…………
Năm mươi mốt………. Ba mươi bảy………… Hai mươi sáu……….
Bài 4: Đặt tính rồi tính:
20 + 40
87 – 59
76 + 38
90 – 61
81 – 38
29 + 83
85 – 67
46 + 58
67 – 29
78 + 56
Bài 5: Tính nhẩm:
17 – 4 + 3 = ……………….. 4cm + 15cm – 6cm = ……………….
6 + 10 + 2 =………………… 18cm – 5cm + 6cm =………………..
13 – 3 + 8 = ………………… 12cm + 7cm – 5cm = ……………….
4 + 13 – 2 =………………….40cm – 20cm + 60cm =………………
25 + 40 – 13 = ……………… 17cm + 31cm – 0cm = ……………….
58 – 23 + 34 =………………. 30cm + 8cm – 22cm =………………..
Bài 6: Điền dấu ( >, < , =) vào ô trống:
30 + 10 ….. 80 – 40
16 – 2 ….. 19 – 4
19 – 5 ….. 12 + 2
13 + 3….. 18 – 3
20 + 50 ….. 40 + 30
18 – 2 ….. 15 + 2
17 – 6 ….. 10 + 3
12 + 5 ….19 – 2
42 + 13 ….. 21 + 35
63 – 40 …. 58 – 35
14 + 24 ….. 89 – 52
13 + 41 …. 78 – 25
Bài 7: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
52 + …. < 54
65 – …. < 35
45 + …. < 50
67 – …. < 45 + 8
….. + 67 > 77
33 + …. = 78
Bài 8: Trên bờ có 20 con vịt, dưới ao có 3 chục con vịt. Hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 9: Hoài gấp được 40 ngôi sao, chị cho Hoài thêm 50 ngôi sao nữa. Hỏi Hoài có tất cả bao nhiêu ngôi sao?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 10: Tài gấp được 56 máy bay, Tài tặng bạn 30 máy bay. Hỏi Tài còn lại bao nhiêu máy bay?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 11: Đoạn thẳng AB dài 19 cm, đoạn thẳng BC dài 10 cm. Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bài 12: Một thanh gỗ dài 58cm, Linh cắt đi 4cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng ti mét?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 13: Hoa có 20 nhãn vở, Mai có 30 nhãn vở. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu nhãn vở?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 14: Một thanh gỗ dài 99 cm, bố A cưa bớt đi 19 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng ti mét?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 15: Anh có 32 quả táo, Anh cho em 12 quả. Hỏi Anh còn bao nhiêu quả táo?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Trên đây là tất cả kiến thức dạy toán cộng trừ lớp 1 cho bé mà POPS Kids Learn muốn giới thiệu đến các bậc phụ huynh. Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ sẽ có góc nhìn đúng đắn khi giáo dục và nuôi dạy trẻ lên 6. Bên cạnh đó, những bài toán luyện tập về phép cộng trừ lớp 1 hay toán lớp 1 cộng trừ 3 số sẽ giúp bé tiếp thu, ghi nhớ được hết tất cả kiến thức toán lớp 1 một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
>>> Tham khảo thêm: “Cẩm nang dạy con 6 tuổi khoa học ba mẹ nên biết”