Các Dạng Toán Lớp 3 Mà Các Em Học Sinh Cần Phải Ghi Nhớ
Ba mẹ đang tìm các dạng toán lớp 3 và cách giải? Các dạng bài tập toán lớp 3 có lời giải? Cách giải các dạng toán lớp 3? Bài viết tổng hợp các dạng toán lớp 3 kèm ví dụ minh họa cho các em dễ nhớ và dễ học, ba mẹ hãy cùng POPS Kids Learn tham khảo nhé!
Xem nhanh
- Các dạng bài toán lớp 3: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Các dạng toán giải lớp 3: Các bài toán về ý nghĩa phép nhân và phép chia
- Các dạng bài tập toán lớp 3: Các bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần
- Tổng hợp các dạng toán lớp 3: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- Các dạng toán lớp 3 cơ bản: Các bài toán về gấp lên một số lần
- Giải bài Toán có lời văn
- Dạng 1: Trong bài toán lời văn có chữ …“thêm” - thực hiện phép tính cộng.
- Dạng 2: Trong bài toán lời văn có chữ …“hỏi cả hai” - thực hiện phép tính cộng.
- Dạng 3: Trong bài toán lời văn có chữ …“có”… “hỏi”…”có tất cả” - thực hiện phép tính cộng.
- Dạng 4: Trong bài toán lời văn có chữ …“nhiều hơn” …”hỏi” - thực hiện phép tính cộng.
- Hình học
- Tính giá trị của biểu thức
- Phép cộng – phép trừ
- Đọc và so sánh các số trong phạm vi 100.000
- Tìm x (phần chưa biết) trong phép tính
- Phương pháp học và làm bài tập môn toán lớp 3 hiệu quả
Các dạng bài toán lớp 3: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Hướng dẫn giải các dạng toán lớp 3:
- Bước 1: Tóm tắt
Bước đầu tiên các em cần làm là tóm tắt đề bài. Trọng tâm là các con số, dữ kiện có sẵn của đề đã cho và đưa ra phần tóm tắt ngắn gọn nhằm hỗ trợ tốt nhất cho lời giải.
- Bước 2: Tìm giá trị của từng đơn vị trong bài toán
- Bước 3: Tính toán, tìm giá trị theo yêu cầu
Bài tập ví dụ tổng hợp các dạng toán lớp 3 có đáp án
Bài 1: Có 5 chiếc rổ đựng được tổng cộng 50 quả ổi. Hỏi 7 chiếc rổ như vậy có thể đựng được tất cả bao nhiêu quả ổi?
Tóm tắt
5 rổ: 50 quả ổi
7 rổ: ? quả ổi
Bài giải
Số quả ổi có trong mỗi rổ là
50 : 5 = 10 (quả ổi)
Số quả ổi có trong 7 chiếc rổ là:
7 x 10 = 70 (quả ổi)
Đáp số: 70 quả ổi
Các dạng toán giải lớp 3: Các bài toán về ý nghĩa phép nhân và phép chia
Các bước giải toán
- Bước 1: Tóm tắt (giống như các bài toán liên quan đến rút về đơn vị)
- Bước 2: Tiến hành thực hiện các phép tính theo yêu cầu để tìm ra kết quả và viết lời giải.
- Bước 3: Đáp số kèm đơn vị
Bài tập ví dụ
Có 5 thư viện giống nhau chứa tổng cộng 720 quyển truyện tranh, mỗi thư viện có 6 kệ. Hỏi mỗi kệ có bao nhiêu quyển truyện tranh?
Đáp án tham khảo
Có tất cả số kệ trong 5 thư viện là:
5 x 6 = 30 (kệ)
Mỗi kệ chứa số truyện tranh là:
720 : 30 = 24 (quyển truyện tranh)
Đáp số: 24 truyện tranh
>>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm:
- Tổng hợp kiến thức phép nhân lớp 3 và một số bài tập có đáp án
- Phép chia lớp 3: Hướng dẫn cách giải Toán và bài tập
Các dạng bài tập toán lớp 3: Các bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần
Ở các dạng toán cơ bản lớp 3 này, POPS Kids Learn sẽ chia thành 3 dạng toán để các em học sinh dễ dàng tìm hiểu và biết cách làm.
Phương pháp tìm giá trị khi gấp một số lên nhiều lần
Để tìm ra giá trị cuối cùng của 1 chữ số khi được gấp lên nhiều lần, các em học sinh thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Dùng sơ đồ đoạn thẳng tóm tắt lại đề bài
- Bước 2: Áp dụng công thức để tìm ra giá trị của đề bài yêu cầu.
- Bước 3: Kết luận đáp án của đề bài kèm đơn vị
Phương pháp gấp một số có đơn vị là đại lượng đo lên nhiều lần
Các em áp dụng 3 bước sau:
- Bước 1: Dùng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt đề bài
- Bước 2: Kiểm tra các số liệu cũng như đơn vị đo đề bài đã cho
- Bước 3: Áp dụng công thức để tìm ra giá trị của yêu cầu đề bài.
- Bước 4: Kết luận đáp án của đề bài kèm đơn vị
>>> Tham khảo thêm: “Khám phá dạng bài tập bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 cho bé”
Phương pháp giảm một số đi nhiều lần
- Bước 1: Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt đề bài
- Bước 2: Áp dụng công thức, tìm ra giá trị của yêu cầu đề bài.
- Bước 3: Kết luận đáp án của đề bài
Bài tập ví dụ:
Bài 1: (áp dụng phương pháp tìm giá trị khi gấp một số lên nhiều lần) Bình có 8 quyển vở. Số Vở của An gấp 5 lần số sách của Bình. Hỏi An có tất cả bao nhiêu quyển sách?
Đáp án tham khảo
Bài 1: Tóm tắt:
Số sách của Bình: |—|
Số sách của An: |—|—|—|—|—|
Giải
Số vở của An là:
8 x 5 = 40 (quyển vở)
Đáp số: 40 quyển vở
Tổng hợp các dạng toán lớp 3: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, em lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
Ví dụ:
1/3 của 12 kg là 4kg.
Ta lấy 12 : 3 = 4 (kg)
Các dạng toán lớp 3 cơ bản: Các bài toán về gấp lên một số lần
Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân số lần.
Ví dụ: Hoa có 3 chiếc kẹp tóc, Mai có số kẹp tóc gấp 3 lần Hoa. Hỏi Mai có bao nhiêu chiếc kẹp tóc?
Hướng dẫn giải:
Mai có số kẹp tóc là:
3 x 3 = 9 (chiếc kẹp tóc)
Đáp số: 9 chiếc kẹp tóc
Giải bài Toán có lời văn
Dưới đây là một số dạng toán lớp 3 có lời văn cho ba mẹ và bé ôn tập:
Dạng 1: Trong bài toán lời văn có chữ …“thêm” - thực hiện phép tính cộng.
Ví dụ: Nhà bé Tâm có 6 con vịt, mẹ mua “thêm” 8 con vịt. Hỏi nhà bé Tâm có tất cả mấy con vịt?
Bài giải:
Số con gà nhà bé Tâm có tất cả là:
6 + 8 = 14 (con vịt)
Đáp số: 14 con vịt.
Dạng 2: Trong bài toán lời văn có chữ …“hỏi cả hai” - thực hiện phép tính cộng.
Ví dụ: Lâm có 3 quả táo, Toàn có 7 quả táo. Hỏi cả hai bạn có mấy quả táo?
Bài giải:
Số quả bóng cả hai bạn có là:
3 + 7 = 10 (quả táo)
Đáp số: 8 quả táo
Dạng 3: Trong bài toán lời văn có chữ …“có”… “hỏi”…”có tất cả” - thực hiện phép tính cộng.
Ví dụ : Một bầy trâu có 6 con ngâm mình ở dưới hồ và 6 con ở trên bờ. Hỏi bầy trâu có tất cả mấy con?
Bài giải:
Bầy trâu có tất cả là:
6 + 6 = 12 (con trâu)
Đáp số: 12 con trâu
Dạng 4: Trong bài toán lời văn có chữ …“nhiều hơn” …”hỏi” - thực hiện phép tính cộng.
Ví dụ: Giá tiền sách Tiếng Việt là 762 nghìn đồng, giá tiền sách Toán nhiều hơn giá tiền sách toán là 38 nghìn đồng. Hỏi giá tiền sách Toán là bao nhiêu nghìn đồng?
Bài giải:
Giá tiền sách Toán là:
762 + 38 = 800 (nghìn đồng)
Đáp số: 800 nghìn đồng.
Hình học
1. Điểm ở giữa - Trung điểm của đoạn thẳng
Điểm ở giữa tức là điểm điểm nằm trong hai điểm thẳng hàng
Ví dụ: M nằm trên đoạn thẳng AB
Có M, A, B là 3 điểm thẳng hàng. M nằm trong đoạn thẳng AB. Nên M là điểm nằm giữa
Trung điểm của một đoạn thẳng là điểm nằm “chính giữa” 2 điểm thẳng hàng.
2. Hình tròn: tâm, bán kính, đường kính
- Tâm: là trung điểm của đường kính
- Đường kính: luôn gấp 2 lần bán kính
- Bán kính: luôn bằng 1/2 đường kính. Bán kính được tính từ vị trí tâm đường tròn đến bất kỳ điểm nào nằm trên đường tròn đó.
Để vẽ được một hình tròn đúng chuẩn, chúng ta cần phải sử dụng compa
Ví dụ
- Có đường tròn tâm O, bán kính OD, OA, OB; đường kính AB
- Tâm O là trung điểm của AB và OA = OB = OD
- Độ dài đường kính AB gấp 2 lần bán kính OD hoặc OA, OB
3. Hình chữ nhật, chu vi, diện tích hình chữ nhật
Hình chữ nhật là một tứ giác có 4 góc vuông. Hình chữ nhật có 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
Độ dài cạnh dài được gọi là chiều dài và độ dài cạnh ngắn được gọi là chiều rộng
- Chu vi hình chữ nhật: bằng chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) tất cả nhân 2.
- Diện tích hình chữ nhật: ta lấy chiều dài nhân chiều rộng (cùng đơn vị đo).
Ví dụ: hình chữ nhật ABCD
4. Hình vuông, chu vi, diện tích hình vuông
Hình vuông là một tứ giác có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau
- Chu vi hình vuông: ta lấy độ dài của một cạnh hình vuông nhân 4.
- Diện tích hình vuông: lấy độ dài của một cạnh nhân với chính nó.
Tính giá trị của biểu thức
Khi tính giá trị của một biểu thức, ta tính theo quy tắc đó là nhân chia trước, cộng trừ sau; trong ngoặc trước ngoài ngoặc thực hiện sau.
Nếu biểu thức chỉ có phép nhân, chia thì ta thực hiện từ trái qua phải
Ví dụ 1: thực hiện phép tính (không có ngoặc)
215 : 5 + 36 = 79
Giải thích: trong phép tính này có phép chia và phép cộng, phép tính không có ngoặc nên bé sẽ thực hiện theo quy tắc “nhân chia trước cộng trừ sau”. Nếu thực hiện đúng thì bé sẽ có kết quả của phép tính như trên.
>>> Đọc thêm: “Làm quen với biểu thức: Kiến thức lý thuyết và bài tập”
Phép cộng – phép trừ
Đối với kiến thức toán lớp 3, bé chỉ cần nắm vững kiến thức phép cộng trừ trong phạm vi 10000, 100000.
Để thực hiện phép tính, ta đặt thẳng hàng rồi tính theo hàng dọc. Hàng nào gióng thẳng hàng đó và thực hiện phép tính từ hàng phải sang trái.
Đọc và so sánh các số trong phạm vi 100.000
Cách đọc, viết số có 4, 5 chữ số
- Đọc các số này theo thứ tự từ trái qua phải: bắt đầu từ hàng trăm nghìn, sau đó đến chục nghìn, nghìn đến hàng trăm, hàng chục và cuối cùng là hàng đơn vị
Ví dụ: 123 456 đọc là một trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi sáu
Lưu ý cách đọc với các số: 0, 1, 4, 5
- Dùng các từ bắt buộc như: “linh, mươi, mười, năm, lăm, một, mốt, bốn, tư” để đọc số khi chữ số đó có chứa 0, 1, 4, 5
- Dùng từ “linh” để đọc trong trường hợp số 0 ở vị trí hàng chục
Ví dụ: 206: Đọc là hai trăm linh sáu
- Dùng từ “mươi” để đọc trong trường hợp số 0 nằm ở vị trí hàng đơn vị
Ví dụ: 170 đọc là: một trăm bảy mươi
- Dùng từ “mốt” để đọc khi trong trường hợp số 1 ở vị trí hàng đơn vị
Ví dụ: 871 đọc là tám trăm bảy mươi mốt
- Dùng từ “tư” để đọc khi trong trường hợp số 4 ở vị trí hàng đơn vị
Ví dụ: 654 đọc là sáu trăm năm mươi tư
- Dùng từ “lăm” để đọc trong trường hợp số 5 ở vị trí hàng đơn vị
Ví dụ: 665 đọc là sáu trăm sáu mươi lăm
- Dùng từ “năm” để đọc trong trường hợp số 5 ở vị trí đầu hàng
Ví dụ: 599 đọc là năm trăm chín mươi chín.
So sánh các số trong phạm vi 10000, 100000
- Khi so sánh hai số với nhau, số nào có nhiều chữ số hơn thì luôn là số lớn hơn
Ví dụ 8370 > 987
- Số nào có ít chữ số hơn thì nhỏ hơn
Ví dụ 37 < 1245
- Nếu hai số có cùng số chữ số thì ta so sánh từng chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái qua phải
Ví dụ: 8754 < 8456 vì các chữ số hàng nghìn đều là 8, nhưng chữ số hàng trăm thì 7 > 4 nên suy ra 8754 < 8456.
Tìm x (phần chưa biết) trong phép tính
1. Công thức chung phép cộng: số hạng + số hạng = tổng
Suy ra: muốn tìm một số hạng chưa biết, bé lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
2. Công thức chung phép trừ: Số bị trừ - số trừ = hiệu
Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng cho số trừ
Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ và trừ đi hiệu
3. Công thức chung phép nhân: thừa số x thừa số = tích
Muốn tìm một thừa số chưa biết, bé lấy tích chia cho thừa số đã biết
4. Công thức chung phép chia: số bị chia : số chia = thương
Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân cho số chia
Muốn tìm số chia chưa biết, bé lấy số bị chia rồi chia cho thương.
Phương pháp học và làm bài tập môn toán lớp 3 hiệu quả
Bước 1: Tìm phương pháp học phù hợp
Chương trình lớp 3 có rất nhiều nội dung mới mẻ đối với trẻ, và mỗi nội dung cần có trình độ tư duy cũng kỹ năng khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh cần tìm ra một phương pháp giải các dạng toán lớp 3 phù hợp giúp bé yêu có thể đạt kết quả môn toán tốt nhất. Có những em học sinh có thể học tốt khi tự học, nhưng cũng có bé lại cần người hướng dẫn, hoặc có bé lại cần được ví dụ trực tiếp,.... Bởi vậy ba mẹ nên hiểu rõ những điều này để có thể dạy bé nhà mình một cách hiệu quả nhất.
Chẳng hạn một trong những phương pháp giáo dục được nhiều ba mẹ áp dụng nhất hiện nay là phương pháp trực quan. Với phương pháp này, ba mẹ sẽ sử dụng đồ dùng khi dạy hình thành kiến thức cho các con bởi những yếu tố như: hình dạng, kiểu cách, màu sắc… của các dụng cụ trực quan dễ gây sự chú ý cho bé, giúp bé dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Song, ba mẹ cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này vì có thể khiến bé không phát triển khả năng liên tưởng khái quát.
Bước 2: Học thuộc lý thuyết
Nắm vững lý thuyết cơ bản chắc chắn là bí kíp giúp bé hiểu được những kiến thức nâng cao sau này. Một số sai lầm của ba mẹ hiện nay khi cho bé học thuộc đó là: đọc ra tiếng nhiều lần, ghi chép,… Và bởi vì bộ não sẽ rất khó làm 2 việc hiệu quả cùng 1 lúc, nên dù có cố gắng học theo cách này thì chắc chắn sau vài ngày cũng sẽ quên.
Do đó, phương pháp giúp bé nhớ nhanh và nhớ lâu lý thuyết toán học, bé cần hệ thống hóa các công thức, sau đó vận dụng sự liên tưởng, tiếp theo là làm thật nhiều bài tập, tập trung cao độ. Sau khi học thuộc, bé nên dành thời gian định kỳ để ôn tập và nhắc lại các lý thuyết đã học. Có như vậy bé mới không bị quên hoặc hổng kiến thức.
Bước 3: Liên tục thực hành
Thông qua quá trình thực hành, các em học sinh được luyện tập và sử dụng các lý thuyết đã học. Nhờ đó, bé không chỉ ghi nhớ lý thuyết sâu sắc hơn mà còn được nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào bài tập các dạng toán lớp 3 nâng cao và thực tế. Ba mẹ có thể để bé tự đọc đề bài và tự tóm tắt để nhận ra dạng bài đã học, sau đó tự biết cách ứng dụng giải toán lớp 3.
Nếu trẻ không hiểu đề bài, ba mẹ nên khuyến khích và gợi ý để con có động lực hơn và không nên quát mắng trẻ. Đặc biệt là phải cho bé tham khảo thật nhiều các dạng bài toán lớp 3 có lời giải để bé nắm vững cách trình bày bài giải.
Bước 4: Liên hệ kiến thức mới và cũ với nhau
Đối với môn toán lớp 3, để giúp bé yêu nhớ được những kiến thức đã học, cách tốt nhất chính là liên hệ những kiến thức mới với kiến thức cũ trong quá trình học. Đây là một phương pháp hoàn hảo để kiểm tra xem các con có thực sự hiểu kiến thức cũ không, từ đó ba mẹ mới có thể nâng cao khả năng tư duy cho các con.
Trên đây là những tổng hợp của POPS Kids Learn về các dạng toán lớp 3 và phương pháp giải then chốt để các giúp bé yêu có thể làm chủ kiến thức đồng thời chinh phục mọi kỳ thi lớp 3 nói riêng và ở bậc tiểu học nói chung. Ngoài sự nỗ lực, không ngừng rèn luyện và tốt lên mỗi ngày thì sự đồng hành của ba mẹ cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu, ba mẹ nhớ nhé!