Làm Quen Với Biểu Thức: Kiến Thức Lý Thuyết Và Bài Tập
Dạng toán làm quen với biểu thức lớp 3 là một nội dung trọng tâm trong chương trình học chính quy. Nếu như ở lớp 1, lớp 2, bé đã được làm quen với các bài tập tính toán cơ bản thì dạng biểu thức lớp 3 sẽ là dạng bài nâng cao hơn. Vậy biểu thức là gì? Các dạng bài làm quen với biểu thức gồm dạng nào? Ba mẹ và bé hãy cùng POPS Kids Learn tìm hiểu dạng bài toán này nhé.
Xem nhanh
Giới thiệu về dạng toán tính giá trị của biểu thức
Trước khi tìm hiểu về bất kỳ một dạng toán nào, ba mẹ cần định nghĩa cho bé những khái niệm cần thiết, có liên quan đến dạng bài đó. Sau đây là các khái niệm cơ bản của các dạng toán lớp 3 làm quen với biểu thức.
Biểu thức là gì?
Thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “biểu thức” nhưng với trình độ toán học lớp 3, “biểu thức” có thể được hiểu là sự kết hợp của các con số, các con chữ đại diện cho con số. Chúng được liên kết với nhau bằng các phép toán cộng, trừ, nhân, chia…
Một số ví dụ để bé dễ hình dung:
- Ví dụ 1: 12 + 23 + 54 → Đây là biểu thức gồm có các chữ số 12, 23, 54 và chúng được kết hợp với nhau bằng phép toán cộng.
- Ví dụ 2: 23 + 4×5 → Đây là biểu thức gồm có các chữ số 23, 4, 5 và chúng được kết hợp với nhau bằng phép toán nhân và phép cộng.
- Ví dụ 3: 20 : 2 + (23 – 12) → Đây là biểu thức gồm có các chữ số 20, 2, 23, 12 và chúng được kết hợp với nhau bằng phép toán chia, phép cộng, phép trừ trong dấu ngoặc đơn.
Giá trị của biểu thức là gì?
Hiểu một cách đơn giản, “tính giá trị của biểu thức” chính là thao tác áp dụng các phép toán cộng, trừ, nhân, chia… để tìm ra giá trị cuối cùng của biểu thức đó. Đối với học sinh lớp 3, dạng bài này đòi hỏi bé phải thông thạo các phép toán cộng, trừ, nhân và chia để có thể làm tốt dạng bài tập này.
Một số ví dụ: Hãy tính giá trị biểu thức sau:
- 12 + 22 = … → 12 + 22 = 34
- 32 + 55 – 53 = … → 32 + 55 – 53 = 34
- 65 + (21 – 3) = … → 65 + (21 – 3) = 83
- 3×5 + 5×6 = … → 3×5 + 5×6 = 45
Hướng dẫn bé tính giá trị của biểu thức
Sau khi nắm vững được các khái niệm về “biểu thức” và “giá trị của biểu thức”, tiếp đến, POPS Kids Learn sẽ hướng dẫn ba mẹ và bé cách tính giá trị của một biểu thức đơn giản.
Thứ tự ưu tiên: phép cộng và phép trừ
Với các biểu thức chỉ chứa hai phép tính cộng và trừ, bé hãy nhớ rằng ta sẽ thực hiện tính giá trị biểu thức theo thứ tự từ trái sang phải. Sau đây là ví dụ cụ thể:
- Bé hãy tính giá trị của các biểu thức sau:
- 10 + 20 – 5 – 3
→ 30 – 5 – 3
→ 25 – 3
→ 22
Vậy giá trị của biểu thức trên là 22.
- 85 – 5 +3 – 7 + 22
→ 80 + 3 – 7 + 22
→ 83 – 7 + 22
→ 76 + 22
→ 98
Vậy giá trị của biểu thức là 98.
Thứ tự ưu tiên: cộng trừ và nhân chia
Với các biểu thức có chứa cả 4 phép tính (cộng, trừ, nhân, chia), bé hãy lưu ý quy tắc thực hiện “nhân chia trước, cộng trừ sau” để cho ra kết quả chính xác nhất nhé. Sau đây là ví dụ minh họa:
- Tính giá trị của biểu thức sau:
- 20 + 2×5
→ 20 + 10
→ 30
Vậy giá trị của biểu thức là 30.
- 10×2 + 3×5 – 16:8
→ 20 + 15 – 2
→ 35 – 2
→ 33
Vậy giá trị của biểu thức là 33.
Thứ tự ưu tiên: biểu thức chứa dấu ngoặc
Với dạng bài này, bé sẽ thực hiện các phép tính trong ngoặc trước sau đó tính giá trị biểu thức theo quy tắc “nhân chia trước, cộng trừ sau”. Nếu biểu thức có nhiều dấu ngoặc khác nhau thì thứ tự ưu tiên của các dấu ngoặc như sau: “(” (ngoặc đơn) tính trước, sau đó là “[” (ngoặc vuông), sau cùng là “{” (ngoặc nhọn).
Một số ví dụ:
- Bé hãy tính giá trị của biểu thức sau:
- (25 + 35 ) + 50
→ 60 + 50
→ 110
Vậy giá trị của biểu thức là 110.
- [12 + (35-15)] + [(2×5) + 15]
→ [12 + 20] + [10 + 15]
→ 32 + 25
→ 57
Vậy giá trị của biểu thức là 57.
>>> Đọc thêm: “Bé học Toán lớp 3 dễ dàng với những phương pháp sau”
Bài tập làm quen với biểu thức cơ bản và nâng cao
Sau khi nắm được các khái niệm và các bước làm bài tính giá trị của biểu thức, sau đây là một số bài luyện tập để bé có cơ hội luyện tập dạng bài này một cách nhuần nhuyễn nhé.
Cơ bản
Bài 1. Bé hãy tính giá trị của các biểu thức sau:
- 16 + 478 + 142 – 13
- 150 – 5 x 2
- 9x 5 : 3
- 8×3 – 4×2
Đáp án:
- 16 + 478 + 142 – 13
= 494 + 142 – 13
= 636 – 13
= 623.
- 150 – 5×2
= 150 – 10
= 140.
- 9x 5 : 3
= 45 : 3
= 15.
- 8×3 – 4×2
= 24 – 4×2
= 24 – 8
= 16.
Bài 2. Tính nhanh biểu thức sau:
1 + 2 + 3 + 4 + 6 + 7 + 8 + 9
Đáp án:
11 + 12 + 13 + 14 +16 + 17 + 18 + 19
= (11+19) + (12+18) + (13+17) + (14+16)
= 30 + 30 +30 +30
= 120.
Bài 3. Tìm x:
- x : 9 = 81 : 3
- 9 x 2 = x : 3
- 32 – x = 30 : 5 +2
- (23 + 7×2) = x – 5×3
Đáp án:
- x : 9 = 81 : 27
→ x : 9 = 3
→ x = 3×9
→ x = 27.
- 9 x 2 = x : 3
→ 18 = x : 3
→ x = 18×3
→ x = 54.
- 32 – x = 30 : 5 +2
→ 32 – x = 6 +2
→ 32 – x = 8
→ x = 24.
- (23 + 7×2) = x – 5×3
→ (23 + 14) = x – 15
→ 37 = x – 15
→ x = 37 + 15
→ x = 52.
Bài 4. Hai ngày cửa hàng bán được 524 lít dầu. Ngày thứ hai bán được ít hơn ngày thứ nhất 24 lít dầu. Hỏi ở cửa hàng đó mỗi ngày bán được bao nhiêu lít dầu?
Đáp án:
Số lít dầu mỗi ngày cửa hàng đó bán được:
(524 – 124) : 2 = 200 (lít dầu)
Số lít dầu cửa hàng đó bán được trong ngày thứ nhất là:
200 + 124 = 324 (lít dầu)
Vậy ngày thứ nhất cửa hàng đó bán được 324 lít dầu và ngày thứ hai bán được 200 lít dầu.
Nâng cao
Bài 1. Bé hãy tính giá trị các biểu thức sau:
- 103 + 81 + 47 + 9
- 21 + 192 – 11 + 8
- 95 + 832 – 45 + 48
- 185 – 492 – 45 – 8
Đáp án:
- 103 + 81 + 47 + 9
= (103 + 47) + (81 + 9)
= 150 + 90
= 240.
- 21 + 192 – 11 + 8
= (21 – 11) + (192 + 8)
= 10 + 200
= 210.
- 95 + 832 – 45 + 48
= (95 – 45) + (832 + 48)
= 50 + 880
= 930.
- 785 – 492 – 45 – 8
= (785 – 45) – (492 + 8)
= 740 – 500
= 240.
Bài 2: Hãy chọn phát biểu sai:
- Biểu thức gồm các phép tính cơ bản không chỉ trên các con số mà còn trên các chữ cái (đại diện cho những con số bất kỳ nào đó) được gọi là biểu thức đại số.
- Nếu một biểu thức có đầy đủ các phép tính cộng – trừ – nhân – chia, ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
- Nếu một biểu thức có đầy đủ bốn phép tính cộng trừ nhân chia, ta áp dụng quy tắc “nhân chia trước, cộng trừ sau”.
- Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc đơn, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc đơn trước, ngoài ngoặc đơn sau.
Đáp án: 2
Bài 3. Bảo có 6 viên bi. Số bi của An gấp 5 lần số bi của Bảo. An cho Hùng 24 viên. Hỏi tổng số bi của cả 3 bạn là bao nhiêu?
Đáp án:
Số viên bi của An là:
6×5 = 30 (viên bi)
Số viên bi của Hùng là:
30 – 24 = 6 (viên bi)
Tổng số viên bi của 3 bạn là:
30 + 6 + 6 = 42 (viên bi)
Đáp số: tổng số bi của 3 bạn là 42 viên bi.
Hy vọng dạng toán lớp 3 bài làm quen với biểu thức sẽ không là trở ngại của bé khi bắt tay vào giải quyết các bài tập trên. POPS Kids Learn xin chúc bé sẽ chinh phục thành công dạng bài làm quen với biểu thức và đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra sắp tới nhé.