Tổng hợp kiến thức phép nhân lớp 3 và một số bài tập có đáp án
Ở chương trình phổ thông, phép nhân lớp 3 là một trong những phép tính cơ bản và là nền tảng giúp bé tự tin tính toán nhanh hơn. Nếu như ở lớp 1, lớp 2, bé đã học các phép tính cộng và trừ, thì ở lớp 3 bé sẽ được tiếp cận với phép nhân. Trong bài viết này, POPS Kids Learn sẽ giới thiệu về các phép nhân lớp 3, cách tính phép nhân lớp 3 kèm bài tập có đáp án dành cho bé.
Xem nhanh
Lý thuyết về phép tính nhân lớp 3
Phép nhân được biết đến là một trong bốn phép tính cơ bản của toán học. Nó được ký hiệu bằng dấu nhân (x) để tính nhanh phép lặp lại nhiều lần trong một biểu thức. Công thức tổng quát của phép nhân là a x b = c. Trong đó:
- a và b là các thừa số
- x là dấu nhân
- c là kết quả của phép tính nhân và được gọi là tích
Ví dụ, số học sinh lớp 3A được xếp 4 hàng, mỗi hàng có 6 học sinh. Để tính tổng số học sinh lớp 3A, thay vì ta cộng 6 + 6 + 6 + 6 = 24, ta sẽ lấy 6×4 = 24 học sinh.
Một trong những công cụ giúp bé học tốt phép nhân đó chính là bảng cửu chương. Có thể nói, bảng cửu chương là nền tảng của phép nhân lớp 3 giúp bé tính toán nhanh hơn và chính xác hơn. Chính vì vậy, ba mẹ và bé hãy cùng nhau học thuộc bảng cửu chương ngay nhé.
Các dạng toán phép nhân lớp 3
Các bài tập về phép nhân lớp 3 được áp dụng ở nhiều dạng bài toán khác nhau và thường xuất hiện ở các kỳ kiểm tra trên lớp. Sau đây là các dạng toán lớp 3 liên quan đến phép nhân mà bé cần nắm.
Dạng bài tính nhẩm, tính nhanh
Đây được xem là dạng bài cơ bản nhất và là dạng đầu tiên mà các bạn nhỏ sẽ được gặp trong chương trình toán lớp 3, sau đây là cách làm phép tính nhân lớp 3:
- Phép nhân 2 chữ số lớp 3 không nhớ: Với phép tính này, các bé sẽ thực hiện phép tính lần lượt từ phải qua trái, bắt đầu từ hàng đơn vị.
Ví dụ: 22 x 3 = 66.
- Phép nhân 3 chữ số lớp 3 không nhớ: Bé cũng sẽ thực hiện lần lượt từ phải qua trái, tức là sẽ thực hiện tính từ hàng đơn vị.
Ví dụ: 103 x 3 = 309
- Phép nhân có nhớ lớp 3: So với phép nhân không nhớ thì phép nhân có nhớ sẽ nâng cao hơn, đòi hỏi bé tập kỹ năng tính toán cẩn thận. Tuy nhiên, cách thực hiện phép nhân có nhớ rất đơn giản. Các bé sẽ nhân lần lượt theo thứ tự từ phải qua trái. Ở hàng nào có nhớ thì các bé viết hàng đơn vị rồi cộng hàng chục đã nhớ sang hàng tiếp theo.
Ví dụ: 156 x 6. Ta lấy 6×6 = 36 viết 6, nhớ 3, viết 3 ở hàng chục. 5×6=30, nhớ thêm 3 bằng 33, viết 3 nhớ 3 ở hàng trăm. 1×6=6, nhớ thêm 3 bằng 9, viết 9. Ta được đáp án: 156 x 6 = 936.
- Tính nhẩm bình phương số có hai chữ số và số tận cùng là 5: Những số này sẽ có hai chữ số cuối cùng là 25. Do đó, các bé cần viết sẵn số 25 ở cuối cùng rồi lấy số ở hàng chục nhân số liền kề và viết kết quả trước số 25. Ví dụ 25² = 625. (Viết 25 ở cuối → Lấy 2 x 3 = 6 → Viết 6 ở trước số 25)
- Tính nhẩm bình phương số có chữ số tận cùng bằng 1: Luôn có chữ số cuối cùng trong kết quả là 1 nên các bé cần viết sẵn số 1 ở hàng đơn vị. Tiếp theo bé lấy hàng chục nhân 2 và viết hàng đơn vị rồi nhớ hàng chục. Sau đó bé lấy số hàng chục nhân với chính nó rồi cộng số nhớ ở trên. Cuối cùng các bé ghép kết quả lại với nhau. Ví dụ: 61² = 3721 (Viết 1 ở hàng đơn vị → 6 x 2 = 12, viết 2 trước số 1 và nhớ 1 → Lấy 6 x 6 = 36, nhớ 1 là 37 → Viết trước số 21, được 3741).
- Bình phương một số có 3 chữ số: Các bé sẽ tính bình phương hàng đơn vị rồi ghi số hàng đơn vị kết quả vào trước và nhớ hàng chục. Tiếp theo các bé lấy số hàng đơn vị nhân với số hàng chục nhân 2 và cộng với số nhớ. Kết quả được bao nhiêu thì các bé viết hàng đơn vị nhớ số hàng chục. Cuối cùng các bé bình phương số hàng chục cộng với số nhớ. Ví dụ: 46² = 2116.
Dạng bài tìm x
Dạng toán tìm x lớp 3 là dạng bài phổ biến và là nội dung trọng tâm của chương trình chính quy. Với dạng bài này, bé cần phải xác định vai trò của x trong biểu thức là gì và áp dụng công thức để ra kết quả chính xác nhất. Trong phép nhân, x sẽ được giữ vai trò là thừa số. Ta áp dụng công thức phép nhân lớp 3 khi tìm x như sau: “Muốn tìm thừa số x, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.”
Bài tập ví dụ: Tìm x, biết: 24 x x = 48
→ x = 48 : 24
→ x = 2.
Vậy đáp số x = 2.
Dạng bài tính giá trị của biểu thức cho sẵn
Tính giá trị của biểu thức có chứa phép nhân cũng là một dạng bài tập phổ biến trong chương trình học lớp 3. Trong dạng này, bé nên áp dụng các quy tắc tính toán quen thuộc như sau:
- Nếu biểu thức có chứa dấu ngoặc thì tính kết quả trong ngoặc trước. Theo thứ tự từ ngoặc đơn “()”, ngoặc vuông “[]” và ngoặc nhọn “{}”.
- Khi biểu thức có chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia kết hợp thì áp dụng quy tắc “Nhân chia trước, cộng trừ sau.”
- Biểu thức chỉ có phép nhân, phép chia hoặc chỉ có phép cộng hoặc phép trừ thì tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài tập ví dụ: Bé hãy tính giá trị của biểu thức sau: 60 + 4×6 – (32+2×8)
→ 60 + 4×6 – (32 + 16) = 60 + 4×6 – 48 = 60 + 24 – 48 = 84 – 48 = 36.
Dạng bài toán có lời văn
Dạng toán đố có chứa phép nhân lớp 3 là dạng bài quan trọng đòi hỏi nhiều kỹ năng của học sinh. Trong dạng này, bé nên đọc kỹ và phân tích kỹ yêu cầu của đề bài và xác định phép tính phù hợp với yêu cầu. Dạng bài này rất quen thuộc với các bé từ khi lớp 1 nhưng khi lên lớp 3, các phép tính sẽ được nâng cao hơn đòi hỏi sự nhạy bén ở bé.
Bài tập ví dụ: An có 12 viên kẹo. Bảo có gấp hai lần số kẹo của An. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
→ Số viên kẹo mà Bảo có là: 12 x 2 = 24 (viên kẹo).
Tổng số kẹo của cả hai bạn là: 12 + 24 = 36 (viên kẹo).
Vậy cả hai bạn có tất cả 36 viên kẹo.
Một số bài tập phép nhân lớp 3
Sau đây là một số bài tập về phép nhân lớp 3 dành cho bé tự học tập tại nhà.
Bài 1. Tính:
a. 22 x 3
b. 30 x 4
c. 56 x 2
d. 12 x 23
e. 73 x 12
Đáp án:
- 22 x 3 = 66
- 30 x 4 = 120
- 56 x 2 = 112
- 12 x 33 = 276
- 73 x 12 = 876
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
a. 15 x 3
b. 35 x 6
c. 85 x 2
d. 25 x 30
e. 63 x 32
Đáp án:
- 15 x 3 = 45
- 35 x 6 = 210
- 85 x 2 = 170
- 25 x 30 = 750
- 63 x 32 = 2016
Bài 3. Tìm y:
- y x 9 = 36
- y x 15 = 480
- 15 x 3 + y x 4 = 460
- y x 5 – 8 + 9×2 = 110
Đáp án:
- y x 9 = 36
→ y = 36 : 9
→ y = 4.
- y x 15 = 480
→ y = 480 : 15
→ y = 32.
- 15 x 3 + y x 4 = 125
→ 45 + y x 4 = 125
→ y x 4 = 80
→ y = 20.
- y x 5 – 8 + 9×2 = 110
→ y x 5 – 8 + 18 = 110
→ y x 5 +10 = 110
→ y x 5 = 100
→ y = 20.
Bài 4. Tính nhanh:
- 13 x 4 + 13 x 6
- 43 x 7 + 7 x 57 + 7 x 100
Đáp án:
- 13 x 4 + 13 x 6
= 13 x (4 + 6)
= 13 x 10
= 130.
- 43 x 7 + 7 x 57 + 7 x 100
= 7 x (43 + 57 + 100)
= 7 x 200
= 1400.
Bài 5. Giải các bài toán sau:
- Mẹ nuôi một đàn gà có 44 con, nay mẹ mua thêm đàn ngan. Biết số ngan mẹ mới mua nhiều gấp 4 lần số gà. Hỏi số ngan mẹ mới mua có bao nhiêu con?
- Khối lớp 3 được xếp thành 5 hàng, mỗi hàng 16 học sinh. Hỏi khối lớp 3 có bao nhiêu học sinh tất cả?
- Một lọ hoa có 25 bông hoa, hỏi 5 lọ hoa như thế có bao nhiêu bông hoa?
- Mai có 3 quả cam. Số cam của Bảo gấp 51 lần số cam của Mai. Hỏi Bảo có bao nhiêu quả cam?
- Nhà An có 2 con chó. Nhà ông ngoại An có số chó gấp 5 lần số chó nhà An. Hỏi nhà ông ngoại An có bao nhiêu con chó?
Đáp án:
- Số con ngan mà mẹ mới mua là:
44 x 4 = 176 (con)
Vậy mẹ mới mua 176 con ngan.
- Số học sinh của khối 3 là:
5 x 16 = 80 (học sinh)
Vậy khối 3 có tất cả 80 học sinh.
- Số bông hoa có ở 5 lọ hoa là:
25 x 5 = 125 (bông hoa)
Vậy trong 5 lọ hoa có tất cả 125 bông hoa.
- Số quả cam mà Bảo có là:
3 x 51 = 153 (quả cam)
Vậy Bảo có 153 quả cam.
- Số con chó nhà ông ngoại An có là:
2 x 5 = 10 (con)
Vậy ông ngoại An có 10 con chó.
Bí kíp giúp bé học tốt phép nhân toán lớp 3
Để giúp con ôn tập phép nhân lớp 3 tốt hơn, POPS Kids Learn xin mách ba mẹ một số bí kíp giúp con học hiệu quả tại nhà:
- Học thuộc lòng bảng cửu chương: Bảng cửu chương có thể nói là công cụ học phép nhân hiệu quả, giúp bé giải quyết các bài toán một cách nhanh chóng. Mặc dù quá trình học bảng cửu chương đối với bé còn nhiều khó khăn, nhưng ba mẹ hãy linh hoạt hướng dẫn bé cách học hiệu quả. Tránh để bé “học vẹt” vì điều này sẽ khiến bé mau quên. Ba mẹ có thể tham khảo cách học bảng cửu chương qua bảng tính của Pythagoras, qua các bài hát, sử dụng các bảng cửu chương nhiều màu sắc kích thích bé học hơn.
- Học toán kết hợp với các trò chơi tư duy: Vừa học vừa chơi là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bé hào hứng và kích thích đam mê học toán. Chính vì thế, ba mẹ hãy tạo cho bé sân chơi học toán phép nhân tại nhà để bé có cơ hội nâng cao kỹ năng tư duy và nhanh nhạy hơn nhé. Một số trò chơi ba mẹ có thể tổ chức cho con chơi như: Tập đếm, đố vui, tính nhanh…
- Chăm chỉ luyện tập: Bên cạnh những trò chơi thú vị về phép nhân, ba mẹ đừng quên cho bé luyện các bài tập tại nhà nhé. Những dạng toán nhân thường xuất hiện trong các đề thi hay những bài tập nâng cao sẽ tạo thói quen cho bé lối tư duy nhạy bén và tự tin hơn khi đối mặt với các đề thi thật. Từ đó, kết quả sẽ trở nên hiệu quả hơn.
- Đồng hành học tập cùng con: Quá trình học tập và vui chơi của con không thể thiếu sự đồng hành của quý vị phụ huynh. Vì thế, ba mẹ hãy dành thêm thời gian bên các con, học cùng con, chơi cùng con để cho bé cảm giác được gần gũi với gia đình. Từ đó, bé sẽ thoải mái khi học và tiếp thu bài học tốt hơn.
- Ứng dụng bài học vào thực tiễn: Phép nhân lớp 3 là nền tảng kiến thức chủ đạo và mang tính ứng dụng cao trong thực tế. Ba mẹ có thể tận dụng điều này để tạo trò chơi cho bé, giúp bé hiểu rõ bản chất của phép nhân. Ví dụ, ba mẹ có thể chỉ bé cách xếp số trái cây vào các giỏ khác nhau, mỗi giỏ 5 quả thì cứ 5 giỏ thì sẽ được bao nhiêu quả.
- Cho con tham gia học tại trung tâm uy tín: Đối với nhiều ba mẹ quá bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian học cùng con, thì lựa chọn một trung tâm học toán cho con là giải pháp tối ưu nhất. Hiện nay, POPS Kids Learn đã và đang chiêu sinh các khóa học toán tư duy bằng tiếng Anh mới nhất mà quý phụ huynh có thể tham khảo.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về phép nhân lớp 3 mà ba mẹ và bé có thể khám phá. Các dạng toán phép nhân lớp 3 trên sẽ phần nào giúp các bé luyện tập và hiểu rõ bản chất khi áp dụng vào cuộc sống. POPS Kids Learn xin chúc quý phụ huynh và các bé sẽ chinh phục thành công dạng toán phép nhân lớp 3 và có những kết quả học tập tốt nhất.