Trẻ Bị Táo Bón Kéo Dài? Mẹ Tuyệt Đối Không Được Lơ Là

Góc cha mẹ -
trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón là tình trạng tiêu hóa bất thường và cũng là một vấn đề khá phổ biến của trẻ nhỏ. Táo bón tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nếu ba mẹ không có sự quan tâm kịp thời và đúng cách thì sẽ làm cho táo bón kéo dài hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và còn gây ra tâm lý “sợ đi cầu” cho trẻ. Vậy nguyên nhân nào gây táo bón ở trẻ? Khi bé khó đi ngoài phải làm sao? Làm cách nào để giúp bé khắc phục khi bé khó đi ị? Hãy cùng POPS Kids Learn tìm hiểu về táo bón ở trẻ em để có thêm những thông tin hữu ích và chính xác nhất về vấn đề này ba mẹ nhé!

Khi nào thì trẻ bị táo bón?

Bé bị táo bón không được coi là bệnh mà nó là một triệu chứng thường hay gặp ở trẻ em với biểu hiện dễ nhận biết thông qua việc trẻ khó đi vệ sinh, giảm số lần đi đại tiện trong ngày. Bên cạnh việc bé  khó đi ị, mỗi lần đi thường đau rát hậu môn do phân rắn hoặc quá to. 

trẻ bị táo bón nặng
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ bị táo bón nặng nếu lâu không đi đại tiện hoặc đi dưới 2 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh; dưới 3 lần /tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ; dưới 2 lần /tuần (trên 3 ngày /lần) với trẻ lớn hơn. Theo tiêu chuẩn NICE 2010, chẩn đoán của táo bón ở trẻ em được xác định nếu có từ 2 triệu chứng sau trở lên:

  • Có ít hơn 3 lần đi tiêu trọn vẹn trong tuần.
  • Phân to và cứng, phân như “phân dê”, hoặc phân rất to, không thường xuyên, muốn làm nghẹt bồn cầu.
  • Bé có cảm giác khó chịu, căng thẳng khi đi cầu.
  • Phân cứng gây nứt rách, chảy máu hậu môn trẻ.
  • Trẻ phải rặn nhiều, thỉnh thoảng nín giữ phân.
  • Trẻ đã có tiền sử về táo bón 
  • Tiền căn hoặc hiện tại có tình trạng nứt, rát hậu môn, tiền căn đau rát khi đi ngoài và chảy máu do phân cứng.

Trẻ bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

Trẻ bị táo bón lâu ngày nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến nhiều hậu quả xấu như: trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi cọc, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, dễ nôn trớ,… Không chỉ vậy, việc em bé không đi cầu được dẫn đến những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột, ruột có thể hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của bé. Ngoài ra còn táo bón còn dẫn đến tình trạng bị sa trực tràng do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn.

Các nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở trẻ nhỏ

Trẻ bị táo bón do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Bé không chịu rặn ị: nhịn đi vệ sinh là nguyên nhân thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc trẻ em khó đi cầu hoặc đi quá lâu sẽ làm cho phân trẻ trở nên khô và cứng hơn, điều này khiến cho trẻ có cảm giác đau rát mỗi lần đi vệ sinh.
  • Chế độ ăn uống thay đổi đột ngột: việc chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc những thức ăn đặc khác một cách đột ngột cũng là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh khó đi ngoài
  • Thiếu chất xơ: bé không đi ị nhiều ngày cũng có thể do bữa ăn thiết các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây,… chất xơ giúp kích thích ruột hoạt động, tạo ra các nhu động ruột thường xuyên và đều đặn hơn.
  • Sử dụng thuốc chứa codein: một số loại thuốc chữa tiêu chảy, thuốc ho, thuốc động kinh,… có chứa codein, cũng gây nên tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Bé mắc một số bệnh lý như: nhược giáp, Hirschsprung, Down, tiểu đường, rối loạn điện giải trong máu, ngộ độc chì mãn tính, chậm phát triển, bại liệt, bệnh lý cột sống,… cũng là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Môi trường sống căng thẳng: trẻ sống trong một môi trường có không khí căng thẳng, thường xuyên bị ba mẹ mắng,… thì bệnh táo bón ở trẻ em cũng khó thuyên giảm. 
trẻ em bị táo bón phải làm sao
Bé nhịn đi cầu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị táo bón?

Bé bị táo bón nên ăn gì? Trẻ không đi ngoài được phải làm sao? Là các câu hỏi thường gặp khi phụ huynh có con nhỏ bị táo bón. Và dưới đây là câu trả lời cho ba mẹ:

Trẻ bị táo bón nên ăn gì?

  • Đối với những bé dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn bú mẹ, trước hết ba mẹ cần chú ý xem bé đã được cung cấp đủ lượng sữa hay chưa. Sau đó, mẹ hãy dần điều chỉnh chế độ ăn của mình, hạn chế tối đa các loại đồ ăn cay nóng, các đồ uống chứa chất kích thích như trà sữa, cà phê,… Trẻ 6 tháng bị táo bón, gia đình nên cố gắng cho mẹ bổ sung chất xơ từ rau củ quả tươi, không ăn quá mặn, uống nhiều nước,…
  • Đối với những bé được nuôi bằng sữa công thức, ba mẹ cần chú ý pha tỉ lệ nước và bột sữa đúng theo hướng dẫn ghi trên hộp. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần xem xét đổi sữa nếu loại sữa bé đang uống không hợp với thể trạng của bé.
  • Đối với những bé ăn dặm bị táo bón (trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) ba mẹ cần bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi bữa cho trẻ. Đặc biệt nên cho bé ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả dễ tiêu như: rau mồng tơi, củ khoai lang, khoai tây, đậu đỗ,… Tuyệt đối không được cho trẻ ăn ổi, hồng xiêm (làm phân cứng hơn), nước ngọt có ga, cà phê và bánh kẹo (chứa nhiều đường và các chất hóa học khó tiêu),…
  • Nếu trẻ từ 7 tháng không chịu ăn rau quả, trái cây mà phụ huynh không biết trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì thì có thể bổ sung chất xơ bằng cách xay sinh tố, làm bánh từ rau củ quả.
  • Với trẻ 1 tuổi bị táo bón, ba mẹ có thể đưa bé đi bệnh viện để bác sĩ khám và cho trẻ uống các loại thuốc nhuận tràng.

Nên chăm sóc trẻ như thế nào?

Khi đã thay đổi thực đơn cho cả mẹ và bé nhưng bé ị không ra phải làm sao? Lúc này, ba mẹ có thể thực hiện một số động tác giúp bé dễ chịu hơn như xoa bụng từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày, mẹ hãy xoa bụng cho bé từ 3 đến 4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn.

bệnh táo bón ở trẻ em
Khi con bị táo bón, ba mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau quả để bổ sung chất xơ

Ngoài ra, đối với trẻ đã biết đạp (trên 3 tháng tuổi) chẳng hạn như trẻ 4 tháng bị táo bón, ba mẹ có thế áp dụng bài tập đạp xe đạp ở trên giường: giữ lấy 2 đầu gối của trẻ nhẹ nhàng, gấp chân phải từ từ về phía vai phải sau đó duỗi thẳng chân và gấp chân trái về phía vai trái theo cách tương tự như đạp xe đạp.

Đối với những bé nào đã biết đi, hãy cho bé chạy nhảy, nô đùa, tập thể dục, thể thao nhiều hơn để tăng cường vận động vào các cơ bụng và hậu môn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh theo mỗi ngày vào buổi sáng sau mỗi bữa ăn

Nếu quan sát thấy trẻ bị nứt kẽ hậu môn thì ba mẹ cần rửa sạch hậu môn nhẹ nhàng mỗi ngày. Sau đó, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị ngay để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Nên cho con đến bệnh viện khi nào?

Trẻ em bị táo bón phải làm sao khi đã thay đổi chế độ ăn và chăm sóc đúng cách? Tuy táo bón không phải là một bệnh nhưng nó vẫn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ nếu ba mẹ không biết sơ cứu và đưa con đến bệnh viện để chữa trị kịp thời. Bởi vậy, khi có các triệu chứng sau, ba mẹ nên đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt:

  1. Trường hợp cần đi bệnh viện ngay:
  • Bé bỗng nhiên đau bụng dữ dội và liên tục từng cơn.
  • Bất kể lúc nào phụ huynh cảm thấy con bất thường và sức khỏe có vấn về như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ ngoại (hậu môn bị sưng), nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân hãy cho bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện nhi gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bé sẽ được xét nghiệm và nội soi tiêu hóa để tìm ra nguyên nhân.
  1. Trường hợp cần theo dõi thêm rồi mới đi bệnh viện:
  • Trẻ 4 tháng bị táo bón chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường (vì bình thường bé sơ sinh luôn đi tiêu đều đặn mỗi ngày nhưng đã 3 ngày con vẫn chưa đi tiêu).
  • Bé 4 tháng trở xuống đi tiêu phân cứng, khô thay vì mềm hoặc hoa cà hoa cải như bình thường.
  • Trẻ 9 tháng bị táo bón đi tiêu phân có máu.
  • Bé từ 6 tháng trở lên đau khi đi tiêu.
  • Bé 1 tuổi bị táo bón trở lại và đã bị nhiều đợt táo bón trước đó.
trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì
Nên cho bé đến bệnh viện khi tình trạng chuyển biến xấu như: trẻ đau bụng, đi ngoài ra máu, nứt kẽ hậu môn,…

Những cách phòng táo bón cho trẻ

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ song ba mẹ vẫn có thể giúp con phòng tránh bằng những biện pháp sau:

  • Luôn theo dõi việc đi vệ sinh hàng ngày của con bao gồm số lần đi, phân có bất thường hay không, bé có phải rặn nhiều khi ị hay không,…
  • Dặn trẻ không được nhịn đi cầu, nhất là ở trường (mẹ có thể dạy bé cách xin cô giáo ra ngoài để đi vệ sinh)
  • Luôn đảm bảo bữa ăn cho trẻ có nhiều rau xanh, nhắc nhở trẻ uống nhiều nước
  • Tích cực cho con tham gia các hoạt động thể chất, bỏ thói quen ngồi bô cho trẻ

Một số mẹo nhỏ trị táo bón hiệu quả tại nhà cho trẻ

Để giúp trẻ ngăn ngừa và điều trị táo bón tốt hơn, ba mẹ có thể áp dụng một số cách chữa bệnh táo bón ở trẻ em khá hiệu quả sau:

Mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh:

  • Dùng nước cốt khoai lang sống: khoai lang gọt vỏ, rửa sạch đem giã nhỏ vắt lấy nước cho trẻ uống khoảng 1-2 thìa cà phê mỗi ngày.
  • Trẻ ăn sữa công thức bị táo bón: pha sữa loãng hơn bình thường một chút cho dễ tiêu. Bé trên 6 tháng có thể pha thêm 1 thìa cà phê nước quả (cam, quýt…) vào cốc sữa cho trẻ, hoặc dùng nước cháo loãng pha sữa cho bé từ 4 tháng trở lên.
trẻ 4 tháng bị táo bón
Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị táo bón nên ba mẹ hãy theo dõi việc đi vệ sinh hằng ngày của bé

Trị táo bón cho trẻ từ 6-12 tháng:

  • Nước trái cây: cho trẻ uống nước trái cây nguyên chất có tác dụng cải thiện tình trạng trẻ lâu không đại tiện có thể kể đến là: mận, táo, lê hoặc các loại quả mà bé thích (trừ ổi, hồng xiêm, cà rốt).
    • Trẻ 8 tháng bị táo bón: cho uống nước trái cây tối đa 60 -120ml/ngày.
    • Từ 8-12 tháng tuổi: uống nước trái cây không quá 180ml/ngày.
  • Trộn nước trái cây, rau quả vào bột/cháo ăn dặm: bé ăn dặm bị táo bón, ba mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Ngoài ra, cũng có thể thử trộn các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (đã nghiền nát) như: mơ, khoai lang, lê, mận, đào, các loại đậu, đậu Hà Lan, bông cải, cải bó xôi. 
  • Siro sắt chứa nồng độ sắt cao hơn và đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy, đối với những trẻ nhỏ đang bổ sung sắt, ba mẹ cần có chế độ ăn hợp lý để trẻ không bị táo bón.

Trị táo bón cho trẻ từ 1 tuổi trở lên:

  • Tập cho con thói quen ăn nhiều rau trong bữa ăn: kích thích cho bé thích ăn hơn với nhiều kiểu chế biến như hấp, luộc, nướng,… Trẻ bị táo bón cần ít nhất 100-150g rau/ngày. Với các loại quả hãy cho bé ăn trái cây mọng nước như: cam, quýt, bưởi, đu đủ; chuối tiêu; thanh long.,..
  • Trẻ bị táo bón và nứt hậu môn: rửa sạch hậu môn bôi dung dịch nitrat bạc 2%.
  • Điều trị các bệnh: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu trẻ mắc phải.
cách chữa bệnh táo bón ở trẻ em
Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh cho trẻ để hạn chế táo bón

Khi đã dùng các biện pháp trên không hiệu thì mới được dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của bác sĩ:

  • Uống dầu Parafin: 5-10ml (trẻ nhỏ), 10-20ml (trẻ lớn) vào buổi sáng.
  • Thụt tháo: là biện pháp cuối cùng với nước ấm có pha Glyxerin: 30-100ml (trẻ dưới 1 tuổi), 100ml-250ml (trẻ trên một tuổi) cùng dụng cụ để hỗ trợ bé tống phân ra ngoài

Bài viết là các thông tin cũng như phương pháp điều trị khi trẻ bị táo bón mà ba mẹ có thể áp dụng cho trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần hết sức thận trọng khi quyết định sử dụng các thuốc điều trị táo bón, nhất là dùng các loại thuốc nhuận tràng và thuốc thụt tháo phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất, ba mẹ hãy để ý tình trạng đi ngoài của trẻ thường xuyên để phát hiện sớm các biến chứng táo bón ở trẻ, từ đó có hướng xử trí kịp thời nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *