Các dạng bài tập về đoạn thẳng lớp 2 kèm bài tập có lời giải
Bài tập về đoạn thẳng lớp 2 là một trong những dạng bài toán cơ bản phần hình học mà học sinh cần nắm. Không chỉ vậy, những dạng toán lớp 2 về đoạn thẳng, điểm và đường thẳng sẽ giúp các bé rèn luyện kỹ năng quan sát và tư duy nhạy bén. Hãy cùng POPS Kids Learn tìm hiểu các dạng toán về điểm, đoạn thẳng và đường thẳng kèm các bài tập có lời giải sau đây nhé.
Xem nhanh
Một số khái niệm liên quan
Trước hết, các em cần phải tìm hiểu về khái niệm về điểm, đoạn thẳng và đường thẳng:
Khái niệm về điểm lớp 2
Điểm được biết đến nôm na là một dấu chấm nhỏ trên trang giấy và là khái niệm cơ bản của môn hình học nói chung và hình học toán lớp 2 nói riêng. Người ta thường ký hiệu điểm bằng các chữ cái in hoa như A, B, C… để đặt tên.
Về tính chất, hai điểm được gọi là phân biệt khi chúng không trùng nhau. Từ 3 điểm trở lên, ta sẽ xây dựng được các hình (hình tam giác, hình tứ giác…) và bất cứ hình nào cũng là một tập hợp nhiều điểm.
Khái niệm đoạn thẳng lớp 2
Đoạn thẳng là một đường được giới hạn bởi hai điểm, nói cách khác, khoảng cách giữa hai điểm là một đoạn thẳng. Đoạn thẳng còn là tập hợp (quỹ tích) của những điểm nằm giữa hai đầu mút trong mối quan hệ thẳng hàng.
Ví dụ: Khoảng cách giữa điểm A và điểm B là đoạn thẳng AB hay đoạn thẳng BA. Đoạn thẳng AB bao gồm điểm A, điểm B và tập hợp các điểm khác nằm giữa điểm A và B.
Khái niệm đường thẳng lớp 2
Đường thẳng là đường không bị giới hạn ở hai phía và là tập hợp các điểm nằm trên đường thằng đó. Khác với đoạn thẳng, người ta thường đặt tên đường thẳng bằng các chữ cái thường như: đường thẳng a, đường thẳng x.
Các dạng bài toán về đoạn thẳng lớp 2
Các dạng toán lớp 2 về đoạn thẳng mà phụ huynh cần nắm để hướng dẫn cho bé tự học tại nhà như sau:
Xác định đoạn thẳng
Đây là dạng toán căn bản sẽ giúp các bé vận dụng kỹ năng quan sát và nhận diện tốt các đặc điểm về điểm, đoạn thẳng và đường thẳng.
Bài toán ví dụ:
- Hãy kể tên các điểm ở hình vẽ trên
- Hãy kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ trên
Xác định ba điểm thẳng hàng
Với dạng bài này, bé cần lưu ý rằng ba điểm được gọi là thẳng hàng khi chúng cùng nằm trên một đường thẳng. Để kiểm tra, bé hãy dùng cây thước đo và đặt thước trùng với ba điểm xem chúng có thẳng hàng hay không.
Ví dụ: Cho ba điểm A, B, C như hình vẽ, bé hãy dùng thước kiểm tra xem chúng có thẳng hàng hay không?
Tính độ dài đoạn thẳng, đường gấp khúc
Độ dài đoạn thẳng, đường gấp khúc là dạng bài thiên về khả năng tính toán của học sinh. Các bé nên nhớ khi triển khai phép tính thì các đoạn thẳng phải cùng đơn vị đo lường nhé.
Bài tập ví dụ: Tính độ dài của đường gấp khúc ABCD với các số đo AB = 4cm, BC = 9cm, CD = 20dm.
Ba mẹ có thể cho bé học toán online tại POPS Kids Learn theo phương pháp Singapore từ lớp 2 đến lớp 5. Khóa học toán này sẽ giúp các bé tiếp thu các kiến thức liên quan đến toán học một cách tự nhiên, thoải mái nhất mà không hề có cảm giác bị gò bó hay ép buộc.
Các bài toán về sơ đồ đoạn thẳng lớp 2
Dạng bài nay không hẳn là môn hình học nhưng nó sẽ góp phần giúp các bé xác định được mối quan hệ giữa các đại lượng khi giải các bài toán có lời văn.
Bài tập ví dụ:
Biết tổng của hai số là 456. Hiệu của hai số là 24. Hãy tìm hai số đó.
Một số bài tập về điểm đoạn thẳng lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao
Nhằm giúp bé học tốt và nhớ lâu về dạng bài tập này, sau đây POPS Kids Learn sẽ giới thiệu một số bài luyện tập từ căn bản đến nâng cao với các dạng vừa học.
Bài 1. Trả lời câu hỏi: Trên hình vẽ có mấy đoạn thẳng toán lớp 2?
→ Có tất cả 10 điểm: điểm A, B, C, D, E, G, H, I, L, K
Bài 2. Trên hình vẽ có mấy đoạn thẳng toán lớp 2
→ Có tất cả 6 đoạn thẳng: đoạn JL, JM, LM, MD, MG, DG
Bài 3. Cho 4 điểm A, B, C, D. Biết rằng điểm D nằm giữa A và B, điểm C nằm giữa D và B. Hãy cho biết điểm C còn nằm giữa hai điểm nào?
→ C còn nằm giữa hai điểm A và B.
Bài 4. Gọi M là một điểm bất kì của đoạn thẳng AB, điểm M nằm ở vị trí nào? Bé hãy chọn câu trả lời đúng:
a) Điểm M phải trùng với điểm A.
b) Điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.
c) Điểm M phải trùng với điểm B trên đoạn AB.
d) Điểm M hoặc trùng với điểm A hoặc nằm giữa hai điểm A và B hoặc trùng với điểm B.
→ Đáp án đúng là D. Vì điểm M là điểm bất kỳ trên đoạn AB nên M có thể trùng với A hoặc B. Việc M nằm giữa A và B là điều hiển nhiên theo định nghĩa.
Bài 5. Vẽ sơ đồ đoạn thẳng của bài toán sau:
Bạn An có 24 cái kẹo. Bạn Bình có 28 cái kẹo. Bạn Cường có số kẹo bằng một nửa tổng số kẹo của cả ba bạn. Hỏi Bạn Cường có bao nhiêu cái kẹo?
Đáp án:
Chú thích: TBC – Trung bình cộng – Một nửa của tổng
>>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm: “Cách tính độ dài đường gấp khúc lớp 2 dành cho bé”
Các bài tập nâng cao về đường thẳng lớp 2
Bên cạnh các bài tập về điểm và đoạn thẳng, các dạng bài toán về tính số đo độ dài đường thẳng, đường gấp khúc cũng đóng vai trò quan trọng trong chương trình học. Sau đây là một số bài toán về đường thẳng giúp bé luyện tập.
Bài 1. Một đường gấp khúc gồm hai đoạn ngắn, đoạn thứ nhất dài 32cm, đoạn thứ hai dài hơn đoạn thứ nhất 18cm.
Tính: a) Độ dài đoạn thứ hai. b) Độ dài đường gấp khúc.
→ Độ dài đoạn thứ hai là: 32 + 18 = 50 (cm)
Độ dài đường gấp khúc là: 32 + 50 = 82 (cm)
Đáp số: a. 50cm và b. 82 cm
Bài 2. Hai đường gấp khúc ABC và MNP có độ dài bằng nhau, đoạn AB có độ dài dài hơn đoạn MN. Hãy so sánh hai đoạn thẳng BC và NP.
→ Ta có: AB > MN
Mà AB + BC = MN + NP
Suy ra BC < NP
Bài 3. Tính độ dài đường gấp khúc:
→ Độ dài đường gấp khúc MNPQ là: 24 + 26 + 32 = 82 (cm)
Đáp số: 82 cm
Bài 4. Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE:
→ Độ dài đường gấp khúc CD là: 1 dm = 10 cm
Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: 8 + 7 + 10 + 9 = 34 (cm)
Đáp số: 34 cm
Mách ba mẹ những mẹo hay giúp con học tốt dạng bài tập về đoạn thẳng lớp 2
Dạng bài tập về đoạn thẳng lớp 2 là một chủ đề trọng tâm trong các dạng toán học tiểu học. Bởi lẽ, đây là dạng bài cơ bản và thường xuyên có mặt trong các đề thi và bài kiểm tra trên lớp. Do đó, để học tốt dạng bài tập này, ba mẹ và bé cần lưu ý các mẹo sau:
- Nắm kỹ lý thuyết: Việc học kỹ các khái niệm, các dạng bài và ví dụ sẽ giúp bé hiểu rõ bản chất của bài toán yêu cầu. Không chỉ vậy, điều này còn giúp các em rèn kỹ năng đọc hiểu một cách chậm rãi và ghi nhớ lâu hơn.
- Luyện tập thật nhiều bài cơ bản: Sau khi nắm vững lý thuyết, bé hãy luyện tập các bài toán tương tự để quen dần với từng dạng câu hỏi.
- Làm thêm một số bài tập nâng cao: Không chỉ dừng lại ở mức cơ bản, bé cần phải tìm thêm các nguồn bài tập nâng cao để thử thách bản thân mình ở mức độ cao hơn. Từ đó, bé sẽ tự tin hơn khi gặp các bài toán tương tự trong đề kiểm tra.
- Luyện đề thường xuyên: Sau khi thành thạo các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao, ba mẹ hãy cùng bé luyện những bộ đề thi thật và bấm thời gian để kiểm tra tâm lý làm bài. Điều này sẽ giúp bé làm quen với áp lực phòng thi và tự tin hơn khi đi thi thật.
- Nghỉ ngơi: Ba mẹ nên thu xếp thời gian tự học cho bé một cách linh hoạt. Tránh dồn nhiều thời gian học quá nhiều sẽ khiến bé căng thẳng và mau chán khi học. Thay vào đó, hãy liên kết bài học bằng những trò chơi để tạo cơ hội cho bé vừa học vừa chơi.
>>>Tham khảo thêm: “Hình học lớp 2: Các dạng Toán kèm bài tập vận dụng”
Trên đây là các dạng bài tập về đoạn thẳng lớp 2 kèm những bài tập có lời giải và các mẹo làm bài mà ba mẹ và các bé nên tham khảo. POPS Kids Learn chúc bé sẽ rèn luyện thật chăm chỉ các dạng bài toán về đoạn thẳng để có kết quả học tập thật tốt trong năm học mới nhé!