Cách tính độ dài đường gấp khúc lớp 2 – Lý thuyết và bài tập kèm đáp án
Tính độ dài đường gấp khúc toán lớp 2 là một trong những dạng toán học trọng tâm trong chương trình học chính quy mà bé cần nắm. Phụ huynh cần chú tâm hướng dẫn bé cách làm bài dạng này để bé có nền tảng kiến thức cho các dạng bài sau. Vậy đường gấp khúc là gì? Muốn tính độ dài đường gấp khúc thì ta cần làm gì? Ba mẹ hãy cùng POPS Kids Learn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Xem nhanh
Đường gấp khúc là gì?
Đường gấp khúc có thể được hiểu đơn giản là một đường thẳng gồm nhiều đoạn thẳng kế tiếp nhau và các đoạn không thẳng hàng. Một đường gấp khúc bao gồm hai đoạn thẳng, ba đoạn thẳng hoặc nhiều đoạn thẳng khác nhau. Về tên gọi, đường gấp khúc được đọc tên theo thứ tự các điểm kế tiếp nhau từ trái sang phải.
Ví dụ, một đường gấp khúc ABCD sẽ được tạo thành từ ba đoạn thẳng AB, BC và CD. Lý thuyết về toán lớp 2 đường gấp khúc tuy không quá phức tạp, tuy nhiên bé cần phải nắm vững dạng bài này để hỗ trợ việc học về sau.
Cách tính độ dài đường gấp khúc lớp 2
Độ dài đường gấp khúc được tính bằng tổng độ dài các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc đó. Điều kiện là độ dài các đoạn thẳng đó phải ở cùng một đơn vị đo.
Ví dụ: Hãy tính độ dài đường gấp khúc MNPQ lớp 2, biết độ dài đoạn MN = 2cm, NP = 5cm và PQ = 60mm.
→ Độ dài đoạn PQ là:
60mm = 6cm.
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
2 + 5 + 6 = 13 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc MNPQ là 13cm.
Các dạng bài toán tính độ dài đường gấp khúc lớp 2
Sau khi nắm được tổng quan kiến thức về thế nào là đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc. POPS Kids Learn sẽ giới thiệu các dạng toán lớp 2 về đường gấp khúc cho bé luyện tập tại nhà sau đây.
Dạng 1: Vẽ đường gấp khúc theo yêu cầu của đề bài
Đây là dạng bài tập đơn giản và cơ bản nhất liên quan đến đường gấp khúc. Với dạng này, các bé chỉ cần nối các điểm không thẳng hàng đã biết lại với nhau bằng các đoạn thẳng theo thứ tự thích hợp để tạo thành một đường gấp khúc hoàn chỉnh.
Ví dụ: Nối ba điểm A, B, C được cho trước, các bé sẽ có được một đường gấp khúc ABC như hình vẽ dưới đây:
Dạng 2: Tính độ dài đường gấp khúc lớp 2
Dạng bài tập thứ hai chính là tính độ dài đường gấp khúc, dạng bài tập này rất cơ bản và các con nên nắm vững. Độ dài đường gấp khúc sẽ được tính bằng tổng độ dài của các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc đó. Lưu ý rằng, các số đo độ dài phải ở cùng một đơn vị đo nhé.
Ví dụ: Cho đường gấp khúc ABC có độ dài các cạnh AB = 6cm, BC = 7cm. Tính độ dài đường gấp khúc ABC bằng bao nhiêu xăng-ti-mét?
Dạng 3: Tính độ dài đoạn thẳng trong đường gấp khúc
Đây là dạng bài tập giúp bé rèn kỹ năng vận dụng công thức tính độ dài đường gấp khúc để tính các đoạn thẳng trong đường gấp khúc. Để làm được dạng bài này, bé cần làm những bước sau:
- Bước 1: Quy đổi các số đo độ dài đã biết về cùng một đơn vị đo.
- Bước 2: Xác định số đo độ dài đường gấp khúc và những đoạn thẳng đã biết.
- Bước 3: Áp dụng quy tắc lấy độ dài đường gấp khúc trừ đi các số đo độ dài đã biết để cho ra số đo đoạn thẳng cần tìm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: “Các dạng bài tập về đoạn thẳng lớp 2 giúp bé học hiệu quả”
Ví dụ: Cho đường gấp khúc ABCD có độ dài AB = 5cm, BC = 7cm. Biết đường gấp khúc dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng BC. Tìm độ dài đoạn thẳng CD.
→ Số đo độ dài đường gấp khúc ABCD là:
7 x 3 = 21 (cm)
Số đo độ dài đoạn CD là:
21 – 5 – 7 = 9 (cm)
Vậy số đo đoạn CD dài 9cm.
Một số lưu ý khi làm bài tập tính độ dài đường gấp khúc lớp 2
Để học tốt dạng toán tính độ dài đường gấp khúc lớp 2, ngoài phương pháp học đúng và sự hứng thú khi học, ba mẹ và bé cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Phân biệt giữa đường thẳng, đường cong và đường gấp khúc: Đây là ba loại đường cơ bản mà bé cần phân biệt rõ để tránh làm bài sai. Đường thẳng là một đường dài vô hạn, là tập hợp các điểm tạo nên đường thẳng đó. Đường cong là tập hợp những điểm trên đường thẳng không thẳng hàng với nhau. Đường gấp khúc là một đường gồm nhiều đoạn thẳng nối tiếp nhau và không thẳng hàng.
- Luyện tập thường xuyên: Sau khi học lý thuyết về đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc, ba mẹ nên cho bé thử sức ngay với nhiều dạng bài tập khác nhau. Điều này sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn các kiến thức được dạy và thành thạo hơn khi đối mặt với các bài kiểm tra trên lớp.
- Kiểm tra đáp án bằng máy tính cầm tay: Sau khi giải xong các bài toán về đường gấp khúc, ba mẹ có thể hướng dẫn cho con sử dụng máy tính cầm tay để kiểm tra đáp án. Tuy nhiên, ba mẹ nên kiểm soát con, không nên cho con sử dụng máy tính thường xuyên vì điều này sẽ khiến bé thụ động hơn trong việc tìm ra lời giải thay vì chép đáp án một cách máy móc.
Tóm lại, để làm tốt dạng bài tập về đường gấp khúc, ba mẹ nên tạo lộ trình học từ lý thuyết đến thực hành một cách rõ ràng nhất.
Một số bài tập kèm đáp án về đường gấp khúc lớp 2
Sau đây, POPS Kids Learn sẽ gửi đến ba mẹ và bé một số bài luyện tập về đường gấp khúc lớp 2.
Bài 1. Vẽ những đường gấp khúc sau:
Đáp án:
Bài 2. Tình độ dài đường gấp khúc ABCD lớp 2 sau, biết:
- AB = 3cm, BC = 4cm, CD = 5cm.
- AB = 9cm, BC = 2AB, CD = ⅓ AB
- AB = 14dm, BC = 7m, CD = 2AB
Đáp án:
- Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 12cm.
- Độ dài đoạn BC là:
9 x 2 = 18 (cm)
Độ dài đoạn CD là:
9 : 3 = 3 (cm)
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
9 + 18 + 3 = 30 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD có độ dài là 30cm.
- 7m = 70dm.
Độ dài đoạn thẳng CD là:
14 x 2 = 28 (dm)
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
14 + 70 + 28 = 112 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD có độ dài là 112cm.
Bài 3. Một chú bò đi một đoạn đường MN dài 3m. Sau đó chú bò leo dốc núi một đoạn NP là 1m và xuống dốc một đoạn PQ là 2m. Hỏi chú bò đã tổng cộng bao nhiêu mét?
Đáp án:
Đường đi của chú bò đã đi là đường gấp khúc MNPQ.
Độ dài đường gấp khúc MNPQ mà chú bò đã đi là:
3 + 1 + 2 = 6 (m)
Vậy chú bò đã đi được quãng đường MNPQ là 6m.
Bài 4. Một đoạn dây đồng được uốn thành hình vuông có cạnh là 5cm.
- Tính độ dài đường dây đồng đó.
- Nếu tăng độ dài hai cạnh lên 2cm thì đoạn dây đồng đó dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
Đáp án:
Độ dài đường dây đồng hình vuông đó là:
5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm)
Độ dài đường dây đồng sau khi tăng độ dài hai cạnh đó là:
20 + 2 + 2 = 24 (cm)
Vậy độ dài đường dây đồng ban đầu là 20cm và lúc sau là 24cm.
Bài 5. Cho đường gấp khúc ABCD, biết độ dài đoạn AB = 6dm, đoạn BC dài gấp đôi đoạn AB, đoạn CD dài gấp rưỡi đoạn BC. Hãy tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
Đáp án:
Độ dài đoạn BC dài:
6 x 2 = 12 (dm)
Độ dài đoạn CD dài:
12 x 3/2 = 18 (dm)
Độ dài đường gấp khúc ABCD dài:
6 + 12 + 18 = 36 (dm)
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD dài 36dm.
Bài 6. Một đường gấp khúc gồm hai đoạn, đoạn thứ nhất dài 42cm, đoạn thứ hai dài hơn đoạn thứ nhất 680mm. Tính:
a. Độ dài đoạn thứ hai.
b. Độ dài đường gấp khúc.
Đáp án:
680mm = 68cm
Độ dài đoạn thứ hai là:
42 + 68 = 110 (cm)
Độ dài đường gấp khúc cần tìm là:
42 + 110 = 152 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc cần tìm là 152cm
>>> Đọc thêm: “Toán hình học lớp 2: Các dạng bài tập giúp bé vận dụng”
Trên đây là tổng hợp về dạng bài tính độ dài đường gấp khúc lớp 2 rất bổ ích mà ba mẹ không nên bỏ qua khi hướng dẫn cho bé tự học tại nhà. POPS Kids Learn hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp các ba mẹ và bé học tốt dạng toán về đường gấp khúc và tự tin đạt kết quả tốt trong những bài kiểm tra sắp tới nhé.